Xây dựng và Thực thi chiến lược kinh doanh như thế nào cho hiệu quả? Đây là câu hỏi mà đến 87% doanh nghiệp tại Việt Nam đau đầu chưa có lời giải. Bạn hãy đọc hết bài viết này để hiểu, cảm nhận được các vấn đề qua 6 bước chi tiết hướng dẫn xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh do Business Coach TOP10 KV ĐNA – Coach Thomas Trịnh Đặng Khánh Toàn chia sẻ thực chiến.
Chiến lược và chiến thuật kinh doanh là gì?
Chiến lược là một tập hợp các lựa chọn được sử dụng để đạt được mục tiêu tổng thể, trong khi chiến thuật là những hành động cụ thể được sử dụng khi áp dụng những lựa chọn chiến lược đó.
Nếu có chiến lược mà không có chiến thuật thì sẽ không biết hành động cụ thể ra sao.
Nếu có chiến thuật nhưng không có chiến lược sẽ rối loạn vì không có phương hướng tổng thể dẫn đường.
Trong một tổ chức, chiến lược được quyết định bởi hội đồng quản trị cấp cao, và chiến thuật của các trưởng bộ phận được thực hiện bởi cán bộ cơ sở và nhân viên.
Business Coach Thomas Trịnh Toàn chia sẻ chủ đề “Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh xuất sắc”
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra.
Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu.
Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra.
Thực thi chiến lược kinh doanh là gì?
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thực thi chiến lược. Bí quyết chúng tôi sử dụng là tiếp cận các quyết định trong 2 bước.
Trước tiên, sẽ có một quyết định tổng thể – một sự lựa chọn lớn – dẫn dắt tất cả các quyết định khác.
Để đưa ra một sự lựa chọn lớn, chúng ta cần phải quyết định nên tập trung vào đâu – phân khúc khách hàng mục tiêu – và chúng ta cần phải cung cấp giá trị độc nhất của mình tới khách hàng như thế nào.
Đó là những chiến lược cơ bản. Nhưng xây dựng theo cách này, nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bước thứ hai, những quyết định ở các ngày kế tiếp – các lựa chọn nhỏ – có thể giúp chúng ta đến gần đích hơn. Khi những lựa chọn nhỏ này đồng nhất với lựa chọn lớn, chúng ta sẽ có được một mẫu mô hình CDOE theo Mintzberg.
Vì vậy, nếu chiến lược là một mô hình trong chuỗi các quyết định, thực thi chiến lược sẽ cho phép chúng ta tạo ra mô hình ra quyết định.
Nói cách khác, thực thi chiến lược sẽ giúp chúng ta đồng nhất các lựa chọn nhỏ với lựa chọn lớn. Đó là định nghĩa thực thi chiến lược của các nhà huấn luyện viên kinh doanh thực hiến.
Vậy thực thi chiến lược kinh doanh thật sự là gì?
Thực thi chiến lược là cầu nối giữa một chiến lược tốt và hiệu suất doanh nghiệp.
Thực thi chiến lược là một phạm vi rộng liên quan đến nhiều quy trình và tất cả các chức năng của một lĩnh vực.
Thực thi chiến lược có những quy tắc của riêng nó. Làm cho chiến lược có hiệu quả không giống như xây dựng chiến lược. Đó là những trò chơi khác nhau với các quy tắc khác nhau, cả những khó khăn không ngờ tới.
Thực thi chiến lược liên quan đến tất cả mọi người. Từ các giám đốc điều hành đến công nhân lao động, tất cả mọi người đều có liên quan đến việc thực thi chiến lược. Vai trò của họ có thể khác nhau, nhưng họ đều có đóng góp vào nỗ lực triển khai của tập thể.
Thực thi chiến lược mất thời gian. Chúng ta có thể xây dựng chiến lược trong vài tuần (hay nhiều nhất là vài tháng) nhưng để thực thi chiến lược có thể mất tới vài năm. Nó như là chạy nước rút với chạy marathon.
Thực thi chiến lược yêu cầu cả suy nghĩ ngắn hạn và dài hạn. Trong khi triển khai, chúng ta cần phải quản lý cả kế hoạch thực hiện dài hạn và lo lắng về hành động thực tiễn sẽ thực hiện vào ngày hôm sau.
Thực thi chiến lược đòi hỏi một tập hợp cụ thể về hành vi và kỹ thuật mà các công ty cần phải nắm vững để có được lợi thế cạnh tranh. Đó được coi là một quy tắc riêng. (Charan & Bossidy, Execution)
Để thực thi chiến lược tốt đòi hỏi một chiến lược tốt. Nếu không có một chiến lược tốt thì việc triển khai cũng sẽ không thể tồn tại. Việc thực hiện có tốt đến đâu cũng không thể đền bù cho một chiến lược kém.
Thực thi chiến lược không phải là điều mà chúng ta sẽ lo lắng sau khi đã phác thảo chiến lược của mình. Chúng ta cần phải nghĩ về việc triển khai cùng với lúc xây dựng chiến lược.
Thực thi chiến lược bao gồm một trình tự thời gian chắc chắn. Chúng ta sẽ không làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Thứ tự thực hiện công việc rất quan trọng.
Thực thi chiến lược yêu cầu một sự tích hợp liền mạch giữa hiệu suất của doanh nghiệp và cá nhân. Chúng ta có thể nhìn vào hiệu suất của một doanh nghiệp hay riêng một cá nhân. Nhưng để thực thi chiến lược của mình, sự kết nối giữa cả hai rất quan trọng.
Thực thi chiến lược chiếm một khoảng lớn về hiệu suất trong hầu hết các doanh nghiệp. Theo Harvard Business Review, các doanh nghiệp thường mất khoảng từ 40 – 60 phần trăm chiến lược tiềm năng trong giai đoạn triển khai.
Trong nhiều doanh nghiệp, việc thực thi chiến lược vẫn còn là một hộp đen. Họ đưa chiến lược của họ vào đầu này và tạo ra hiệu suất ở đầu kia.
Thực thi chiến lược yêu cầu một sự đo lường. Các doanh nghiệp cần phải bắt đầu bằng thấu hiểu về những khâu đạt hiệu suất cao trong thực thi chiến lược. Thang điểm chuẩn sẽ giúp ích được rất nhiều.
Phải mất thời gian để xây dựng được năng lực thực thi chiến lược. Các doanh nghiệp nhỏ thường sẽ mất 18 tháng để xây dựng được năng lực thực thi chiến lược tốt nhất. Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn, có thể sẽ mất đến vài ba năm để đạt được điều đó. Chúng ta nên có một sự tính toán lâu dài.
Thực thi chiến lược sẽ cung cấp nhiều cơ hội mới tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn đi tiên phong để khai thác triệt để các cơ hội.
Thực thi chiến lược là một phần vai trò quan trong của nhà lãnh đạo và cần có sự lãnh đạo để đảm bảo thực thi chiến lược thành công.
Thật không may, vì nhiều lý do, một số nhà quản lý – những vị khách du lịch chiến lược – xem thực thi chiến lược như một công việc người khác nên làm và họ sẽ tập trung vào những việc “quan trọng hơn”.
Thực thi chiến lược cần những nhà lãnh đạo, cam kết và cân nhắc nghiêm túc về việc đương đầu với những thử thách và hoàn tất mọi việc.
Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh
“KHÔNG CÓ CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH thì một tổ chức, doanh nghiệp giống như một con thuyền KHÔNG NGƯỜI LÁI và sẽ đi VÒNG VÒNG…” một con tàu không có hải trình cố định và không có nơi nào để tới…
Sự khác nhau giữa một công . tycos chiến lược với không có chiến lược rõ ràng
Với Điểm đến, bạn có thể tạo một kế hoạch và với một kế hoạch, bạn có thể xác định xem “đi đúng hướng” hay “đi chệch hướng”. Khi “đi chệch hướng”, bạn sửa lại khóa học của mình và tiếp tục sửa khi cần thiết, cuối cùng bạn sẽ đến đích.
Tại sao phải xây dựng & thực thi các chiến lược kinh doanh một cách xuất sắc?
Để đưa ra một sự lựa chọn lớn, chúng ta cần phải quyết định nên tập trung vào đâu – phân khúc khách hàng mục tiêu – và chúng ta cần phải cung cấp giá trị độc nhất của mình tới khách hàng như thế nào.
- Xác định rõ ràng ngay từ đầu MỤC ĐÍCH CỐT LÕI của doanh nghiệp.
- Đồng nhất được các quyết định lớn và nhỏ để phân quyền, giao quyền và trong tình huống cần sự thống nhất về việc ra quyết định.
- Tạo ra được mô hình quyết định thống nhất của việc xây dựng và đầu tư cho hệ thống doanh nghiệp.
- Chuẩn bị kế hoạch cho phân bổ kế hoạch tài chính một cách dài hạn.
Điểm yếu của các Doanh nghiệp Việt nam khi thực thi chiến lược công ty
73% các công ty Việt Nam nói rằng: “gặp khó khăn trong Quản trị vận hành” do trình độ nhân sự, phân bổ và sử dụng nguồn lực (5M) của công ty.
87% công ty SMEs thực tế: “Ý tưởng, chiến lược có – nhưng Không thể biến thành hiện thực” do tính cam kết dài hạn không cao, mất phương hướng và “quên” mục đích cốt lõi của doanh nghiệp (CS Insight 2019)
7 tháng đầu 2022, gần 95,000 Doanh Nghiệp rời cuộc chơi thị trường, Chiếm hơn 10% tổng số Doanh Nghiệp trên cả nước (Cafe F)
Cho thấy rằng các công ty chưa chú trọng đến chiến lược lâu dài, chưa có sự chuẩn bị cho cuộc trường kỳ thực thi chiến lược.
Và kết quả tất yếu là sẽ không thể tồn tại được trên thương trường đầy cạnh tranh như hiện nay.
Các yếu tố chính để Xây dựng và thực thi Chiến lược kinh doanh thành công:
Theo thống kê bởi CS Insight vào 2019, để thực thi chiến lược hay kế hoạch kinh doanh thành công, một doanh nghiệp cần tập trung phân bổ nguồn lực vào 4 yếu tố là Con người; Chiến lược; Thực thi và Tài chính, trong đó:
-
Con người chiếm 15%
-
Chiến lược chiếm 15%
-
Thực thi chiếm 50%
-
và Tài chính chiếm 20%
Các phân tích trên cho thấy việc Thực thi chiến lược là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một Công ty.
Các yếu tố cần thiết để xây dựng và Thực thi chiến lược kinh doanh thực chiến xuất sắc?
Phân tích các yếu tố nội tại xuất phát từ chính bên trong doanh nghiệp
Bao gồm:
1. Mục đích cốt lõi (=> Tầm nhìn)
2. Giá trị cốt lõi (=> Sứ mệnh)
3. “Luật chơi” => Giá trị văn hóa DN
4. Mục tiêu (1-3-5-10 năm)
5. Lộ trình (bản đồ chiến lược) => Kiểm tra và đo lường
6. Điểm mạnh – Điểm yếu (SWOT)
7. Nguồn Lực hiện có (5M)
8. Nguồn thông tin tiếp cận & xử lý
Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bao gồm:
1. Các Cơ hội và rủi ro (SWOT)
2. Nhà Cung cấp – Khách Hàng – Đối thủ cạnh tranh (5 FORCES)
3. Các yếu tố Môi trường kinh doanh theo mô hình PESTEL, gồm:
- 3.1.Yếu tố Chính Trị
- 3.2.Yếu tố Nền Kinh tế
- 3.3.Yếu tố Xã Hội
- 3.4.Yếu tố công nghệ – Kỹ Thuật
- 3.5.Yếu tố Môi trường – thời tiết
- 3.6.Yếu tố LUẬT PHÁP
Xây dựng chiến lược kinh doanh thực chiến xuất sắc tập trung vào đâu?
1. Phát triển kinh doanh trong chiến lược kinh doanh thực chiến
Bao gồm: các hoạt động Marketing có mục tiêu; hoạt động bán hàng đúng phân khúc, đúng đối tượng, đúng số lượng và luôn hướng tới gia tăng doanh thu và hoạt động Chăm sóc dịch vụ khách hàng
2. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong thực chiến
Các doanh nghiệp cần chú trọng vào: Đánh giá các cơ hội bên ngoài thị trường; xây dựng các đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận; khả năng mở rộng thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh trên các dòng sản phẩm hiện có; và cuối cùng là đo lường dự báo dung lượng thị trường xem có đúng mục đích cốt lõi của mình đã định hay chưa?
3. Mục đích cốt lõi, tầm nhìn doanh nghiệp?
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được thừa nhận là gì? Các giá trị nào có thể biến thành Văn hóa doanh nghiệp? Biến thành slogan cho cộng đồng dễ nhớ đến doanh nghiệp? Các cống hiến, giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang đến cho cộng đồng, xã hội và đất nước?
4. Yếu tố thực thi góp phần làm chiến lược trở nên Xuất sắc?
Thực thi bao gồm điều hành, xây dựng các quy trình chuẩn mực và hiệu quả, hiệu chỉnh các quy trình ngày càng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận ngày càng cao. Đi kèm là quản trị tài chính, quản trị ngân sách hiệu quả nhất dựa theo yếu tố ngành.
5. Yếu tố nhân sự và đội ngũ:
Bao gồm tuyển dụng, đào tạo, duy trì và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cấp cao luôn phải phát huy và rèn luyện năng lực lãnh đạo, bồi dưỡng nhân tài kế cận để chuyển quyền, giao quyền và chia sẻ quyền lợi tương xứng với đóng góp.
6. Sử dụng công cụ Bản đồ 5 bước xây dựng doanh nghiệp thành công và bền vững.
Xem thêm về 05 bước xây dựng doanh nghiệp Thành công và Bền vững tại đây.
06 bước Xây dựng và Thực thi chiến lược kinh doanh xuất sắc:
Mô hình CDOE mô tả 6 bước xây dựng chiến lược kinh doanh và thục thi xuất sắc phát triển bởi Mintzberg.
Bước 1: Phát triển chiến lược – kế hoạch kinh doanh
1. Xác định MỤC ĐÍCH CỐT LÕI, Giá trị cốt lõi của chủ Doanh nghiệp
2. Phân tích chiến lược (dựa vào WHAT – các yếu tố phân tích khi xây dựng chiến lược)
3. Xác định các thay đổi chiến lược (từ… / đến…) và lộ trình đạt được MỤC ĐÍCH
4. Phát triển và thiết lập Kế hoạch chiến lược
Mô hình thực tế 1 công ty khách hàng đặt mục đích xác định thay đổi hiện tại như sau:
Sau đó công ty này thiết lập – chọn ra 07 vấn đề mang tính chiến lược cần thay đổi, sắp xếp theo thẻ điểm cân bằng, như sau:
Chiến lược Liên quan khía cạnh Tài chính:
1. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: Mục tiêu tăng trưởng / sau 5 năm tăng 10 lần doanh thu và lợi nhuận.
Chiến lược liên quan khía cạnh Khách hàng, gồm 03 vấn đề chiến lược:
2. Xác định rõ đối tượng KH Mục tiêu; Công ty gia tăng doanh thu / Lợi nhuận trên mỗi KH như thế nào; Công ty thu hút Khách hàng mới như thế nào.
Khía cạnh liên quan đến Quy trình nội bộ
3. Bán hàng: Chiến lược lợi nhuận biên tối thiểu phải đạt được là gì? Làm thế nào để đạt được vị trí dẫn đầu và mở rộng trong ngành Xây dựng?
4. Mua hàng: Lựa chọn mua nguyên vật liệu và chọn TM sản phẩm theo tiêu chí nào? Chúng ta cần làm gì để sản phẩm đạt chất lượng? Chúng ta cần làm gì để sản phẩm luôn được thị trường đón nhận?
5. Phục vụ khách hàng: Chúng ta cần số lượng kho và chi nhánh bao nhiêu? Vận tải cho khách như thế nào là tối ưu? Tiêu chuẩn phục vụ tại các Cửa hàng, chi nhánh là gì?
6. Tính sẵn sàng của hàng hoá và an toàn vốn: Định mức tồn kho hàng tại các khu vực? Quy định về hợp tác bán hàng – giao hàng – thanh toán?
Khía cạnh liên quan đến Học hỏi và Phát triển nhân sự:
– Nhóm công việc chuyên môn của công ty là gì?
– Quy mô và mô hình tổ chức khi phủ khắp toàn quốc ra sao?
– Làm thế nào chúng ta có đủ số lượng và nhân sự có đẳng cấp Quốc tế?
Bước 2: Hoạch định chiến lược kinh doanh
1. Thiết lập bản đồ chiến lược.
2. Thước đo và chỉ tiêu (sử dụng công cụ BSC, OGSM)
3. Xây dựng và lựa chọn danh mục các sáng kiến, kế hoạch
4. Thiết lập ngân sách để thực thi chiến lược.
Mô tả tiếp câu chuyện của doanh nghiệp trên, từ 07 vấn đề chiến lược, ban lãnh đạo công ty đã xây dựng Bản đồ chiến lược như hình sau, bao gồm 03 chủ để chiến lược kết hợp với 04 khía cạnh quản trị công ty theo Thẻ điểm cân bằng.
Trong bản đồ chiến lược này, Công ty đã thiết lập nên các chiến lược chính yếu nhằm giải quyết cùng lúc và lần lượt 07 vấn đề chiến lược họ muốn cải thiện tại bước 1.
Đồng thời, họ đã xây dựng được các thước đo lường hiệu quả (SMART) và chỉ tiêu cần phải đạt. Không thể thiếu trong bản đồ chiến lược là các hành động và sáng kiến phải làm để cải thiện được hiệu quả. Cuối cùng là lập lên kế hoạch ngân sách để biến các sáng kiến và hành động trở thành thực thi hiệu quả.
Bước 3: Hiệu chỉnh cơ cấu nhân sự, cơ cấu tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh
1. Sơ đồ tổ chức – vận hành: đánh giá trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng xem có đủ khả năng thay đổi, vận hành theo xu hướng mới để cải thiện kết quả hay không?
2. Các đơn vị, phòng ban kinh doanh: Liệu có khả năng đáp ứng, phải đào tạo hay phải thuê mới?
3. Các đơn vị, phòng ban hỗ trợ: Thêm hay bớt? Huấn luyện thêm hay thay đổi?
4. Đội ngũ nhân sự (lượng / chất):
5. Danh mục nhà cung cấp: Có phù hợp với chiến lược mới của công ty hay không?
Bước 4: Lên kế hoạch vận hành Thực thi chiến lược kinh doanh đã xây dựng
1. Cải tiến các quy trình chính
2. Lên kế hoạch Kinh doanh / kế hoạch bán hàng
3. Xác định và hoạch định Nguồn lực: đánh giá khả năng đáp ứng của công ty cho chiến lược, phục vụ cho công tác bán hàng.
4. Phân bổ mục tiêu cụ thể, nhân sự phụ trách theo phương pháp “Mapping 4×4 yếu tố”
5. Xây dựng hệ thống truyền thông / thông tin
Bước 5: Giám sát và nghiên cứu Thực thi chiến lược kinh doanh
1. Đánh giá Kế hoạch chiến lược – Strategy review
2. Đánh giá Kế hoạch triển khai – Operational review
3. Kiểm tra và điều chỉnh chiến lược
Đề xuất tần suất họp kiểm tra đánh giá theo Quý, tháng và tuần. Có 03 loại cuộc họp nên được tổ chức theo định kỳ đó là:
Họp đánh giá Chiến lược
Công ty có đang thực thi tốt chiến lược của mình không?
Mục tiêu: Giám sát và quản lý các sáng kiến chiến lược cùng các chỉ số đo lường, các chỉ tiêu (BSC, OGSM)
Nội dung họp: Giám sát theo chủ đề, Giám sát danh mục sáng kiến, Giám sát nhóm chủ đề, Quản lý lịch trình.
Tần suất họp đề xuất HÀNG THÁNG.
Họp đánh giá Triển khai chiến lược
Các hoạt động của Công ty có đang trong tầm kiểm soát hay không?
Mục tiêu: Giám sát và quản lý hiệu suất triển khai chiến lược và tài chính trong ngắn hạn…
Nội dung họp: Phân tích sự thay đổi, Đánh giá KPIs, Giải quyết các vấn đề của đội nhóm, Rà soát chương trình theo dõi, Kiểm tra các yếu tố then chốt
Họp kiểm tra và điều chỉnh chiến lược
Các chiến lược của chúng ta có Hiệu quả không?
Mục tiêu: Nhằm đánh giá định kỳ xem liệu các kết quả giả định có diễn ra đúng dự đoán hay không…
Nội dung họp: Nghiên cứu phân tích số liệu, Đánh giá khả năng sinh lời (chi phí/Khách hàng), Kiểm tra và phân tích mối quan hệ Nhân – Quả, Đánh giá các chiến lược đang “nổi cộm”.
Bước 6. Kiểm tra và điều chỉnh
Các Phản hồi Triển khai giúp kiểm tra chiến lược
Kiểm tra triển khai dựa trên số liệu
Đo lường Năm / Quý / Tuần / Ngày
Công cụ chính:
– Kế hoạch năm (Doanh thu,lợi nhuận, tiền, biến phí, định phí…)
– Kế hoạch hành động 90 ngày (Action Plan 90 ngày)
– Success tracking book, to do list hướng theo mục tiêu dài hạn.
Điều chỉnh: chính là đòn bẩy
Các Quy trình họp để Xây dựng và Thực thi chiến lược kinh doanh thực chiến hiệu quả
Quy trình họp theo công thức LION:
L = Last Period: đánh giá các công việc đã thực hiện
I = Improvement: các công việc cần cải tiến
O = Obstacle: Các trở ngại và tập trung vào Giải pháp
N = Next Period: Các hành động tiếp theo / Action Plan
Quy trình họp theo công thức POST:
P = Purpose: Mục đích chính của buổi họp
O = Outcomes: các công việc cần cải tiến
S = Structure: Cách thức họp, tương tác, thảo luận …
S = Structure: Cách thức họp, tương tác, thảo luận …
09 yếu tố cần thiết Chủ doanh nghiệp cần có để Xây dựng và Thực thi chiến lược kinh doanh
1. Xây dựng Lịch trình hành động thực thi chiến lược và Kế hoạch
+ Điều gì đang diễn ra trong hiện tại và viễn cảnh sau này?
+ Điều gì đòi hỏi nhiều thời gian và sự quan tâm cá nhân chủ DN
+ Điều gì có thể phân quyền cho người khác
2. NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO “Strong Leadership”
3. Xây dựng môi trường làm việc, văn hóa tổ chức phù hợp với chiến lược
4. Có phần thưởng và khuyến khích đối với việc đạt được các mục tiêu chiến lược then chốt
5. Bố trí các nguồn lực (5M) cho các hoạt động quan trọng chiến lược
6. CAM KẾT Thiết lập các chính sách phù hợp để hỗ trợ chiến lược
7. KIỂM TRA & ĐO LƯỜNG Áp dụng các thực tiễn tốt nhất và đẩy mạnh sự cải tiến liên tục
8. Xây dựng một MÔI TRƯỜNG có năng lực, khả năng, nguồn lực cần thiết để thực thi thành công chiến lược
9. Xây dựng và huấn luyện để có hệ thống thông tin, vận hành giúp nhân viên công ty thực hiện tốt hơn các vai trò chiến lược của họ
Ai có thể giúp bạn xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh?
Nhà huấn luyện doanh nghiệp, Business Coach I Executive Coach có kinh nghiệm 20 năm thực chiến Thomas Trịnh Toàn sẽ giúp các Chủ doanh nghiệp làm điều này.
Hãy liên hệ ngay số hotline: 1900 2920 44 và phím 3 để được tư vấn. Hoặc số điện thoại 0868 77 3939 hoặc email về sô support@actioncoach.edu.vn.
Trân trọng cảm ơn và đồng hành.