Điều kiện lên các sàn chứng khoán tại thị trường Việt Nam là gì? Thị trường chứng khoán thời gian gần đây trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ các nhà đầu tư và các công ty cũng cực kỳ quan tâm muốn tham gia thị trường hấp dẫn này, nếu bạn muốn biết điều kiện niêm yết trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam thì tham khảo thông tin của bài viết này.
Theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Riêng trên sàn Upcom thì vốn điều lệ là 10 tỉ đồng.
– Yêu cầu hoạt động trên 01 năm dưới hình thức Công ty Cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán (trừ trường hợp Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá gắn với niêm yết).
– Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục trước thời điểm đăng ký niêm yết có lãi, cùng với đó là điều kiện không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết thị trường chứng khoán.
– Công ty có yêu cầu niêm yết lên thị trường chứng khoán không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xoá án tích.
– Đại Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ thị trường chứng khoán.
– Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trong trường hợp vốn điều lệ của Công ty phát hành từ 1000 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty.
– Trước khi Công ty chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các cổ công lớn của Công ty phải tiến hành cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của Công ty phát hành tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Ngoài ra, sau khi thực hiện đợt chào bán cổ phiếu Công ty có yêu cầu niêm yết phải có cam kết và thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
– Công ty có yêu cầu niêm yết phải có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định của pháp luật.
– Có công ty chứng khoán tư vấn về hồ sơ Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (trừ trường hợp Công ty có yêu cầu niêm yết là Công ty Chứng khoán).
– Công ty chứng khoán phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua của phiếu của đợt chào bán.
Sàn HOSE viết tên gọi tắt của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập 7/2000. Đây là sàn giao dịch chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Ban đầu sàn có tên khác với hiện tại, ngày 7 tháng 8 năm 2007 mang tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC). Và từ ngày 8 tháng 8 năm 2007, HOSTC mới được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Sàn HOSE hiện là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, đa số các công ty/doanh nghiệp lớn đều niêm yết cổ phiếu ở sàn này. Nói chính xác thì sàn Hose chính là nơi các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và nơi phân phối các sản phẩm chứng khoán của doanh nghiệp ra bên ngoài công chúng.
Tìm hiểu: Sàn giao dịch chứng khoán là gì? Đặc điểm và mục đích hoạt động
– Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 120 tỷ đồng trở lên tính trên báo cáo kiểm toán.
– Thời gian và tình hình hoạt động của Công ty:
– Cơ cấu cổ đông: có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
– Công ty có yêu cầu niêm yết cần công khai mọi khoản nợ đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.
– Về việc chuyển nhượng trong nội bộ Công ty được yêu cầu đối với các cổ đông cá nhân, tổ chức và cổ đông lớn của Công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong 06 tháng đầu và 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo (không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước).
– Cổ phiếu đã giao dịch trên UPCoM tối thiểu 02 năm và được đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
– Công ty có yêu cầu đăng ký niêm yết có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Sàn HNX là tên gọi của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “Hanoi Stock Exchange”. HNX là sàn giao dịch chứng khoán cho các cổ phiếu của công ty đại chúng niêm yết do sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức và quản lý trực tiếp.
Tiền thân của sàn HNX là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, được quyết định thành lập vào năm 2005. Sàn giao dịch HNX được thành lập theo quyết định của Chính phủ, dựa trên cơ sở chuyển đổi và tổ chức lại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, chính thức hoạt động năm 2009.
Sàn HNX hoạt động với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, mà người đại diện ở đây là Bộ Tài chính.
Số vốn điều lệ thời điểm thành lập HNX là 1.000 tỷ đồng.
Thông tin sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cụ thể:
– Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính trên báo cáo kiểm toán.
– Thời gian và tình hình hoạt động của Công ty:
– Cơ cấu cổ đông: có tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
– Về việc chuyển nhượng trong nội bộ Công ty được yêu cầu đối với các cổ đông cá nhân, tổ chức và cổ đông lớn của Công ty phải nắm giữ 100% số cổ phiếu trong 06 tháng đầu và 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo.
– Cổ phiếu đã giao dịch trên UPCoM tối thiểu 02 năm và được đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
– Ngoài ra, cần có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Sàn chứng khoán Up-com có tên đầy đủ Unlisted Public Company Market là sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn này được tổ chức và quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các sản phẩm được giao dịch trên sàn là các cổ phiếu công ty khác nhau.
Các công ty đại chúng thực hiện đăng ký giao dịch trên sàn Upcom cần phải chú ý đáp ứng được 2 điều, đó là:
Sàn Upcom là sàn được hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nên độ an toàn cao, được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Các công ty thực hiện giao dịch trên sàn phải thực hiện thông báo các thông tin chi tiết như Báo Cáo Tài Chính hàng năm.
Các chuyên gia tài chính đánh giá Upcom được xem như bước đệm của cổ phiếu chưa niêm yết trở nên có giá trị hơn và sau đó các công ty sẽ thông thạo thị trường chứng khoán. Từ từ các công ty sẽ nâng cấp chuyển sang giao dịch trên sàn chính HOSE và HNX.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp nổi bật đang niêm yết cổ phiếu tại sàn Upcom như sau:
Sàn giao dịch Upcom cho tới giờ số lượng người chơi tham gia vẫn đông và rõ ràng có những lợi ích thiết thực dành cho các công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn này. Cụ thể là:
Theo khảo sát thị trường cho thấy rằng hầu hết các công ty không niêm yết được trên sàn chứng khoán HSX và sàn HXN thì ban đầu sẽ niêm yết trên sàn Upcom.
Upcom được xem như sàn chứng khoán dành cho công ty đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc từng bị hủy niêm yết hoạt động.
Hiện nay số lượng các công ty muốn niêm yết trên sàn Upcom nhiều nên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa ra các quy định rõ ràng như sau:
Tham khảo thêm bài viết Vốn chủ sở hữu là gì? Có gì khác biệt với vốn điều lệ? tại đây.
Việc giao dịch trên sàn chứng khoán Upcom được thực hiện theo các quy định nêu rõ. Các công ty cần tìm hiểu trước về cách thức giao dịch cho chuẩn để tránh các sai sót đáng tiếc về sau.
Trên sàn Upcom thì thời gian giao dịch là cả ngày vào buổi sáng và chiều các thứ trong tuần.
Sáng sẽ mở cửa giao dịch từ 10h đến 11h30 và buổi chiều từ 13h30 đến 15h.
Đơn vị thực hiện giao dịch khớp lệnh:
Theo lô chẵn: 100 cổ phiếu / trái phiếu.
Với lô lẻ: 01 – 99 cổ phiếu / trái phiếu.
Các giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không tiến hành vào ngày giao dịch đầu của cổ phiếu mới niêm yết trên sàn.
Hoặc cổ phiếu trở lại giao dịch sau khi bị dừng giao dịch 25 ngày tới khi có giá tham chiếu xác định từ kết quả thực hiện khớp lệnh liên tục.
Tham khảo thêm So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật hiện hành tại đây.
Đơn vị yết giá đối với cổ phiếu: 100 đồng. Với trái phiếu và các giao dịch thỏa thuận giữa các công ty thì không có quy định đơn vị yết giá.
Giá tham chiếu ở đây chính là bình quân gia quyền của các mức giá mà công ty giao dịch theo cách thức khớp lệnh liên tục trong ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Các công ty chú ý tới giá tham chiếu để thực hiện tiếp trong ngày sau.
Lệnh giao dịch chính là lệnh giới hạn (LO) có hiệu lực lúc nhập vào hệ thống đăng ký các giao dịch cho tới khi bị hủy hoặc kết thúc giao dịch.
Các công ty tham gia vào sàn chứng khoán Upcom phải nắm rõ thời gian để ra lệnh giao dịch chính xác.
Trong phiên giao dịch trên sàn Upcom thì các công ty có thể sửa giá/khối lượng hoặc hủy lệnh khi lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc một phần còn lại của lệnh gốc chưa thực hiện xong.
Nếu lệnh gốc đã hoàn thiện xong thì không thể nào sửa hoặc hủy lệnh nữa.
Đọc thông tin về điều kiện niêm yết trên sàn Upcom bạn sẽ thấy được thực chất sàn giao dịch chứng khoán này vẫn thực sự có lợi với nhiều công ty đại chúng chưa niêm yết. Bởi vậy nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập và còn bỡ ngỡ với thị trường chứng khoán thì có thể tham khảo trước sàn Upcom này.
Nhà huấn luyện doanh nghiệp đồng hành huấn luyện doanh nghiệp bạn áp dụng 5 bước xây dựng doanh nghiệp để đưa công ty bạn lên sàn chứng khoán.
Nếu bạn là doanh nghiệp và bạn có ước mơ sau 5-7 năm đưa doanh nghiệp bạn từ một doanh nghiệp SME lên sàn chứng khoán theo từng bước… bắt đầu từ sàn UpCOM… bạn đừng ngần ngại liên hệ với Nhà huấn luyện để cùng bạn xây dựng lộ trình rõ ràng cho bạn, xây dựng chiến lược và từng bước thực hiện các kế hoạch hành động để biến ước mơ của bạn thành hiện thực.
Bạn có thể email hoặc gọi điện thoại theo số 0686 77 39 39 hoặc 1900 2929 44 để đặt lịch 1 giờ tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc đặt lịch tại đây.
Trước khi bạn đọc bài viết này, có bao giờ bạn hỏi mình và các cổ đông: “Mục đích bạn thành lập công ty là gì”? “Mục tiêu bạn xây dựng công ty để làm gì”? Mục tiêu cuộc đời hay mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Mong muốn cháy bỏng của bạn đối với cuộc sống là gì? Cái công ty bạn xây dựng này sẽ mang lại gì cho bạn?
Nhà huấn luyện doanh nghiệp I Business Coach sẽ cùng bạn làm rõ các vấn đề này trước tiên.
Và khi bạn đã trả lời rõ ràng câu hỏi số 1 ở trên, Nhà huấn luyện doanh nghiệp sẽ cùng bạn làm rõ về mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn, doanh thu và lợi nhuận này phải giúp bạn thực hiện mục đích cuộc đời bạn… Nhà huấn luyện cùng bạn xây dựng con đường và kế hoạch hành động để công ty bạn thực hiện được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Nếu bạn nói rằng, bạn xây dựng công ty không phải chỉ vì doanh thu và lợi nhuận… thì tôi, nhà huấn luyện doanh nghiệp xin chúc mừng bạn… vì bạn có mục đích dài hạn và lớn lao hơn rất nhiều. Và chúng tôi vô cùng có hứng thú và trách nhiệm đồng hành cùng với bạn để phát triển công ty.
Như mục số 2 đã nói, đúng như vậy, không phải tất cả các chủ doanh nghiệp xây dựng công ty chỉ chăm chăm vào doanh thu, lợi nhuận… Mục tiêu của họ là xây dựng một công ty, một cỗ máy để tự vận hành khi không có bạn ở đó.
Giống như các bạn vẽ ra con đường, lập thành các công thức, hướng dẫn nhân sự, kiểm tra giám sát bằng quy trình và check lít… và rồi khi không có bạn thì mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra theo đúng những gì mà bạn muốn.
Chúng tôi – Nhà huấn luyện doanh nghiệp làm việc này cùng bạn.
Tham khảo thêm tại đây về Quy trình vận hành chuẩn.
Có một câu chuyện nổi tiếng là: “Đôi mắt mỗi người có thể nhìn thấy ngàn dặm, vậy mà lông mày rất gần và cái gáy ngay phía sau, ai cũng có lại không thể tự thấy. Muốn thấy phải soi gương, nhưng gương cũng chỉ nhìn thấy lông mày, một gương thuần túy vẫn không thể nhìn thấy gáy!
Suy nghĩ, tư duy của tất cả chúng ta đều vậy, đối với người thành công cũng không khác gì.
Với cam kết luôn luôn nói thật về hiện trạng công ty của khách hàng chúng tôi luôn đau ra các câu hỏi và vấn đề để người chủ có thể thông qua chúng tôi nhìn thấy “gáy” của mình để từ đó phát triển bản thân và công ty mình tốt hơn. Luôn hướng đến mục đích đã định.
Các bạn tin mình đi, cho dù bạn có cỗ máy tuyệt vời mà người vận hành không tốt, hoặc không có người vận hành thì cỗ máy đó cũng không thể phát huy tác dụng.
Với các công cụ tâm lý hiện đại, kinh nghiệm phong phú, từ mục tiêu và góc nhìn bên ngoài… chúng tôi giúp các chủ doanh nghiệp lựa chọn được nhân sự, đào tạo được họ đúng mục tiêu, đưa ra các KPIs phù hợp khuyến khích đội ngũ nhận sự trở lên phù hợp nhất với chiến lược của công ty bạn.
Định kỳ mỗi tháng 02 đến 4 lần theo thỏa thuận với Nhà huấn luyện, Bạn sẽ gặp và trao đổi, thảo luận với Nhà huấn luyện để được hướng dẫn, tư vấn, đo lường các chỉ số giúp bạn luôn nỗ lực đi trên con đường chiến lược đã định ra.
Business Coach I Executive COACH I Chuyên gia tái cấu trúc doanh nghiệp.
MBA, Thomas Trịnh Toàn.
Bài viết nổi bật
Trong bài viết này, đội ngũ TCBD mô tả, giới thiệu về các chức năng, tư duy và các kỹ năng quan trọng của một Quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Xem thêmChiến lược kinh doanh vạch ra những cách thức cụ thể mà tổ chức có kế hoạch, đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cũng như phát triển.
Xem thêmĐội ngũ bán hàng là trái tim và linh hồn của bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ bán hàng không phải lúc nào cũng đơn giản.
Xem thêmhoạch định chiến lược và lựa chọn công cụ hoạch định chiến lược là điều không thể thiếu và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp
Xem thêmDoanh thu là chỉ số quan trọng nhưng cũng rất phức tạp đối với các kế toán viên của doanh nghiệp. Nếu xử lý sai doanh thu thuần và tổng doanh thu có thể gây ra hậu quả rất lớn về thuế thu nhập
Xem thêmMột bản Kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi giúp bạn trở nên SMART hơn – đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng (giúp bạn thông minh hơn).
Xem thêm