Trí thông minh cảm xúc trong điều hành doanh nghiệp

30-10-2023 Chia sẻ

Tại sao các chủ doanh nghiệp cần rèn luyện trí thông minh cảm xúc? Đối với mỗi nhà lãnh đạo, tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các cuộc giao tiếp và truyền tải thông điệp lãnh đạo đến với đội ngũ nhân sự, khách hàng và nhà cung cấp.


Tổng quan về trí thông minh cảm xúc

Tại sao các Nhà lãnh đạo cần rèn luyện trí thông minh cảm xúc?

Đối với mỗi nhà lãnh đạo, tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các cuộc giao tiếp và truyền tải thông điệp lãnh đạo đến với đội ngũ nhân sự, khách hàng và nhà cung cấp.

Việc biết cách làm chủ cảm xúc của mình giúp các nhà lãnh đạo nắm được chìa khóa để nâng cao chất lượng giao tiếp qua đó nâng cao chất lượng công việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ nhân sự, với các nhà cung cấp quan trọng và đặc biệt là với các khách hàng! Biết cách làm chủ cảm xúc của mình các nhà lãnh đạo nắm được chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và đồng thời nuôi dưỡng được nội tâm để đạt được tầm nhìn của mình.

Trí thông minh cảm xúc EiQ

Làm thế nào để chúng ta hạn chế được những cảm xúc tiêu cực, khơi dậy những cảm xúc tích cực ở bản thân mình và chuyển động lực cho những người xung quanh? Làm thế nào để tránh khỏi những tình huống khó xử từ đó trui rèn tinh thần lãnh đạo để xoay chuyển tình thế trở nên có lợi? Các nhà lãnh đạo làm thế nào để áp đặt tầm ảnh hưởng và xây dựng các mối quan hệ chân thành và sâu sắc? Chuỗi bài viết về EIQ – trí thông minh cảm xúc giúp các bạn rèn luyện biến cảm xúc thành trợ thủ đắc lực giúp bạn trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn.

Trí thông minh cảm xúc giúp các bạn rèn luyện biến cảm xúc thành trợ thủ đắc lực giúp bạn trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn.


Trí thông minh cảm xúc là gì?

Đây là một khái niệm mới vào những năm 1995, tương tự với việc con người sợ hữu nhiều loại năng lực trí tuệ, họ cũng có các kỹ năng cảm xúc đa dạng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình. EIQ của bạn là gì?

trí thông minh cảm xúc của bạn

Vào thời điểm đó thuật ngữ trí tuệ cảm xúc vẫn còn khá mới, ý tưởng về nó đã được hình thành từ lâu. Suốt nhiều thế kỷ các nhà lãnh đạo và triết gia đã khuyên những người ủng hộ mình nên để ý tới cách cảm xúc tác động đến hành vi.

Cách cảm xúc tác động đến hành vi.

Vào những năm 1980 các nhà tâm lý học lừng danh đã đưa ra lý thuyết rằng trí tuệ không chỉ bao gồm một khả năng chung chung duy nhất mà con người sở hữu nhiều loại trí tuệ, người này có thể vượt trội hơn người khác về mặt nào đó các trí tuệ này bao gồm khả năng thấu hiểu cảm xúc của chính mình, vai trò của chúng trong các cách ứng sự mở ngoặc trí tuệ nội tâm đóng ngoặc cũng như khả năng thông hiểu hành vi cảm xúc của người khác, trí tuệ tương tác. Khi lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ cảm xúc phát triển, các nhà khoa học bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu sâu hơn để mang những hiểu biết mới mẻ đến với thế giới.

Khái niệm Trí thông minh cảm xúc?

Vậy trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm giác và cảm xúc của bản thân cũng như người khác, phân biệt được các loại cảm xúc và sử dụng chúng để điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình

Như vậy trí tuệ cảm xúc thật sự nhấn mạnh đến việc áp dụng vào thực tiễn. Nó không đơn thuần là kiến thức về cảm xúc và cách chúng hoạt động mà là khả năng vận dụng nguồn thông tin để điều chỉnh hành vi và các mối quan hệ cá nhân nhằm đạt kết quả mong muốn. Nói đơn giản: trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại bạn.

Xem thêm tư liệu về Trí thông minh cảm xúc – EiQ.

Luyện trí thông minh cảm xúc giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất.

Người ta có thể sử dụng trí tuệ cảm xúc giống như trí tuệ truyền thống cho cả hai mục đích đạo đức và phi đạo đức. Ví dụ những trang Web chúng ta thường sử dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên cảm xúc. Những câu chuyện, tin tức, video, chúng ta đọc hay xem đều tác động đến tâm trạng và suy nghĩ, dần dần hình thành nên những quan điểm và ý thức cá nhân mà thậm chí chúng ta không nhận thấy được.

Trí thông minh cảm xúc

Với những điều trên qua loạt bài viết này cùng với sự nghiên cứu thực tế bản thân và các khách hàng tôi đã huấn luyện đặc biệt nghiên cứu sâu quyển sách trí thông minh cảm xúc trong công việc, giúp tôi xây dựng nghệ thuật làm chủ cảm xúc để nâng cao chất lượng công việc và các mối quan hệ, 

Danh mục rèn luyện để giúp bạn phát triển trí thông minh cảm xúc:

  1. Một, làm thế nào để biến nguồn cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích? Các bạn có thể tham khảo chủ đề này tại đây.
  2. Hai, làm thế nào để đặt câu hỏi chính xác và mở rộng vốn từ cảm xúc giúp bạn thấu hiểu bản thân tốt hơn?
  3. Ba, Tại sao phát triển khả năng tự kiểm soát lại khó đến vậy? Làm thế nào để cải thiện điều này?
  4. Bốn, Làm thế nào để hiểu được cách não bộ hoạt động nhằm giúp bạn xây dựng thói quen cảm xúc? Các bạn có thể tham khảo chủ đề này tại đây.
  5. Năm, Bạn đón nhận ý kiến tích cực và tiêu cực như thế nào?
  6. Sáu, Làm thế nào để góp ý có ích cho người khác?
  7. Bảy, Sự đồng cảm sẽ mang lại lợi ích gì và nó cũng có thể khiến bạn tổn thương ra sao?
  8. Tám, Làm thế nào để tạo sức thuyết phục và tác động tích cực đến người khác?
  9. Chín, Trí tuệ xúc cảm giúp bạn xây dựng và duy trì những mối quan hệ ý nghĩa và sâu sắc như thế nào?
  10. Mười, Làm thế nào để bảo vệ mình khỏi những người lợi dụng các nguyên tắc thuyết phục và ảnh hưởng để gây tổn hại và thao túng bạn cũng như những người khác?

luyện tập trí thông minh cảm xúc

Ứng dụng vào thực tế trong cuộc sống thì việc sử dụng trí tuệ cảm xúc có ý nghĩa là gì (nhắc lại trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp bạn thay vì chống lại bạn). Việc hiểu và ứng dụng nhìn Nguyễn trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn. Mục tiêu của chương trình cũng rất đơn giản chúng tôi muốn bạn học và rèn luyện được cách thức kiểm soát khiến cảm xúc trợ giúp bạn thay vì chống lại bạn.


Ví dụ về trí thông minh cảm xúc

Giả sử trong một cuộc trò chuyện, bạn không thấy hài lòng nhưng phải giữ thái độ hòa nhã rồi đột nhiên bạn bắt đầu tranh luận hết sức căng thẳng. Ngay khi nhận ra tình hình trở nên xấu đi bạn nên cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Thậm chí bạn tự ngăn bản thân đừng nói và làm những điều có thể gây hối tiếc sau này.

kiềm chế trí thông minh cảm xúc

Hoặc nếu bạn thấy đối phương nói năng và hành xử kỳ lạ dù họ đang biểu hiện cảm xúc thái quá thì bạn vẫn giữ bình tĩnh. Sau đó bạn cố gắng giải quyết tình hình bằng cách từ từ chuyển sang chủ đề khác. Nếu thấy phải tiếp tục cuộc trao đổi, bạn sẽ chờ đối phương ổn định lại trạng thái, trong đó khi đó bạn vẫn suy nghĩ cẩn thận cách tiếp cận vấn đề ổn thỏa nhất.

Ví dụ trên không nhầm mục đích khuyên bạn nên lãng tránh mọi xung đột hay tranh luận gay gắt mà là định hướng để bạn học dần cách xác định khi nào chúng ta để chúng xảy ra nhầm không vô tình chạm chán cũng như giải quyết chúng theo hướng tiêu cực. Trí tuệ xúc cảm cũng liên quan đến việc thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc từ góc nhìn của người khác, nhờ vậy trước khi bạn nêu quan điểm của mình, bạn cũng sẽ bị đối phương phản bác. Trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp bạn thay vì chống lại bạn


Bốn năng lực của trí thông minh cảm xúc EQ

trí thông minh cảm xúc đo lường như thế nào

1. Tự nhận thức – năng lực thứ nhất của trí thông minh cảm xúc

trí thông minh cảm xúc tự nhận thức

Là khả năng phân biệt thấu hiểu được cảm xúc và tác động của chúng đến bản thân. Điều này nghĩa là bạn nhận ra được cách cảm xúc tác động đến suy nghĩ và hành động và ngược lại, cũng như cảm xúc đã hỗ trợ hay cản trở bạn tiến đến mục tiêu như thế nào. Tự nhận thức bao gồm khả năng nhận biết được các khuynh hướng cảm xúc, điểm mạnh, và điểm yếu của bản thân.

2. Tự kiểm soát – năng lực thứ hai của trí thông minh cảm xúc

Là khả năng quản lý cảm xúc giúp bạn hoàn thành công việc, tiếp cận mục tiêu và mang lại lợi ích. Nó bao gồm cả khả năng tự làm chủ những phản ứng cảm xúc của bản thân.

trí thông minh cảm xúc tự kiểm soát

Bởi vì cảm xúc liên quan đến những cảm nhận tự nhiên rất bản năng và bị tác động bởi các chất hóa học độc đáo trong bộ não, nên bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được chúng. Nhưng bạn có thể kiểm soát được hành vi hoặc kiểm chế hành động dựa theo cảm xúc. Do đó việc tự kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn hạn chế nói và làm những điều khiến bạn phải hối tiếc, đặc biệt là trong những trường hợp bị cảm xúc chi phối. Khả năng tự kiểm soát thẩm chí sẽ còn giúp bạn chủ động xác định khuynh hướng cảm xúc của mình.

3. Nhận thức xã hội là thước đo trí thông minh cảm xúc

Là khả năng tiếp nhận chính xác những cảm xúc của người khác và nhận nhận ra cách chúng tác động đến hành động.

Nhận thức xã hội

Khả năng nhận thức xã hội phát triển dựa trên sự đồng cảm cho phép bạn nhìn nhận mọi việc từ quan điểm của người khác. Sự đồng cảm sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, ước muốn của người đó. Nhờ vậy tạo điều kiện để bạn đáp ứng tốt hơn nâng cao giá trị tương tác. Khả năng nhận thức xã hội cũng cho bạn cái nhìn tổng quát về người khác và giúp bạn hiểu được vai trò của cảm xúc trong các mối quan hệ.

4. Quản lý mối quan hệ cũng là thước đo trí thông minh cảm xúc

xúc kiểm soát mối quan hệ

Là khả năng vận dụng tối đa các mối quan hệ của bạn với mọi người. Nó bao gồm khả năng tạo ảnh hưởng thông qua giao tiếp và hành động. Thay vì cố gắng ép buộc người khác làm gì đó, bạn có thể thấu hiểu và thuyết phục họ tự nguyện hành động. Khả năng quản lý mối quan hệ cũng liên quan đến việc đem lại giá trị cảm xúc cho người khác. Dần dần, điều này giúp mối quan hệ giữa bạn và đối tác thêm đáng tin cậy và gắn kết hơn…



Đo lường trí thông minh cảm xúc?

Trí thông minh cảm xúc có đo lường được không?

Thử hình dung trong thể thao chúng ta thường đề cập đến những người hiểu tường tận về trận đấu là những người có chỉ số thông minh cao họ có chỉ số thông minh cao với bóng rổ và bóng đá, nghĩa là họ hiểu rất rõ quy luật cách thức chiến đấu diễn ra làm cách nào đạt được mục tiêu nhanh hơn người khác. Khả năng này thực ra không thể cân đo được nhưng cách diễn đạt như trên lại rất thực tế, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Đo lường

Giỏi trong thể thao không chỉ có nghĩa là giỏi kỹ năng, đó còn là có EQ chất lượng

Tương tự khi nói về trí thông minh cảm xúc của một người, nghĩa là chúng ta đề cập đến khả năng thấu hiểu cảm xúc và cách chúng ta đề cập đến khả năng thấu hiểu hoạt động của người đó. Nhưng giá trị của nguồn tri thức sẽ bị hạn chế nếu nó không được phát huy. Nói cách khác trí thông minh cảm xúc tích cực là cách áp dụng xúc cảm vào thực tế.

Có rất nhiều đánh giá cho rằng trí thông minh cảm xúc đo lường được, chúng có thể cho bạn biết mình hiểu cảm xúc và tác động của cảm xúc lên hành vi như thế nào nhưng lại không thể đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức đó vào tình huống thực tế ra sao.

Thay vì cố gắng cân đong trí thông minh cảm xúc, sẽ tốt hơn nếu chúng ta tập trung nuôi dưỡng một tư duy phát triển (tư duy phát triển cho rằng những người tin vào việc có thể phát triển tài năng bằng cách tập luyện chăm chỉ, có phương pháp tốt và tiếp thu ý kiến của người khác sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn so với những người tin rằng tài năng của mình là món quà thiên bẩm chỉ có thể phát triển đến mức nhất định)

Các bước đo lường trí thông minh cảm xúc

Bước 1: Hãy tự hỏi rằng bạn cảm thấy cảm xúc chống lại mình trong những hoàn cảnh nào?

Ví dụ:

A. Cơn nóng nảy khiến bạn nói và làm những điều khiến bạn phải hối tiếc sau này.

B. Bạn đồng ý đề nghị nào đó vì đang vui vẻ, nhưng sau đó lại nhận ra mình đã không cần nhắc kỹ.

C. Bạn không hiểu được cảm xúc của người khác, nên trong những cuộc nói chuyện, bạn bị lo lắng và mắc nhiều lỗi tệ hại.

D. Bạn thấy khó khăn khi phải giải quyết xung đột. Bạn bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời chỉ vì lo lắng hoặc sợ hãi quá mức.

Bước 2: Xin nhận xét từ người bạn cảm thấy tin tưởng nhất.

Những người này có thể là vợ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình, bản thân, người cố vấn hay người bạn tri kỷ. Hãy nói với họ rằng bạn đang cố gắng cải thiện bản thân nên cần họ thành thật câu trả lời bằng câu hỏi: bạn đã từng thấy cảm xúc chống lại tôi trong những trường hợp nào?

Nên dành đủ thời gian để họ suy nghĩ trả lời rồi cùng nhau thảo luận câu trả lời đó. Bước hai này rất quan trọng vì quan điểm của bạn chị hình thành trong tìm thức và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây: nơi bạn lớn lên, cách bạn được dạy dỗ, những người bạn đã kết thân, những điều bạn thường nghĩ.

Mục tiêu của cuộc thảo luận không phải để xác định quan điểm của người khác về bạn là đúng hay sai thay vào đó bạn nên tìm hiểu sự khác biệt giữa cách mọi người nhìn nhận bạn và các bạn tự nhìn nhận mình nghiêm túc suy xét câu hỏi và những lời góp ý thẳng thắn sẽ giúp bạn xây dựng khả năng tự nhận thức và xác định được điểm yếu nào của bản thân cần ưu tiên khắc phục.

Bước 3: Tập trung kiểm soát suy nghĩ để cải thiện trí thông minh cảm xúc 

Cảm xúc có tác động rất lớn đến hành vi của chúng ta. Đó là lý do vì sao khả năng tự kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh hành vi cực kỳ quan trọng.

trí thông minh cảm xúc bằng kiểm soát suy nghĩ của bạn

Nếu có thể kiểm soát tốt những cảm xúc bất chợt của mình thì bạn có thể điều chỉnh hành động một cách phù hợp với những giá trị mà bản thân bạn theo đuổi. Điều này sẽ giúp bạn phát triển những phẩm chất như quyết đoán và nhẫn nại, nhờ vậy tiếp cận mục tiêu hiệu quả hơn. khả năng tự kiểm soát không chuyện ngăn chặn hành động đáng tiếc xảy ra mà còn giúp tìm ra cách thúc đẩy bản thân tiến bước và hành động ngay cả khi việc đó chẳng dễ dàng gì.



Bước 4: Phát triển khả năng quản lý cảm xúc

Làm thế nào để phát triển khả năng quản lý cảm xúc để cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại bạn, đó là trí thông minh cảm xúc của bạn.

Bởi vì hầu hết cảm xúc chạy qua bạn đều diễn ra rất tự nhiên, bạn không thể kiểm soát được chúng trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng bạn có thể điều chỉnh cách phản ứng khi những cảm xúc đó ấp đến bằng cách tập trung kiểm soát suy nghĩ của mình. 

Khả năng tự nhận thức và tự kiểm soát cảm xúc đi đôi với nhau. Một khi đã xây dựng mức nhận thức cố định, bạn thường sẽ biết được khi nào cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát. Khả năng kiểm soát suy nghĩ trong những tình huống này cũng giống như bạn điều chỉnh các nút bấm của đầu đĩa vậy. Nếu các nút bấm giúp bạn xem phim và nghe nhạc thuận tiện hơn hướng giải quyết dưới đây cũng sẽ giúp bạn điều chỉnh được phản ứng cảm xúc của mình.

Xem thêm: 7 bước giúp bạn kiểm soát trí thông minh cảm xúc



Chúc các bạn thành công:

Nhà huấn luyện doanh nghiệp

BusinessCOACH Thomas Trịnh Toàn – Biên soạn

Có thể bạn quan tâm