9 lĩnh vực các doanh nghiệp khởi nghiệp cần biết để thành công

Hiện nay, cứ 10 công ty khởi nghiệp thì chỉ có 1 công ty khởi nghiệp thành công. Vì sao các Start-up đều kéo nhau đi vào “ngõ cụt”? Theo chúng tôi, để khởi nghiệp thành công các Doanh nghiệp Start-up cần nắm vững 9 lĩnh vực.

1. 5 bước xây dựng một Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công

Với 6 bước xây dựng một Doanh nghiệp thành công, các Start-up sẽ được trang bị kiến thức về các bước xây dựng doanh nghiệp chuẩn mực, thương mại, sinh lời và tự vận hành hiệu quả mà không cần việc kiểm soát trực tiếp của chủ doanh nghiệp.

Tham khảo 5 bước xây dựng doanh nghiệp thành công tại đây.

Tham khảo 5 bước xây dựng doanh nghiệp để IPO hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán.

2. Xây dựng mục đích cốt lõi cho công ty bạn?

Tham khảo xây dựng Mục đích cốt lõi cho doanh nghiệp.

Thể hiện thông qua tuyên bố Tầm nhìn, Sứ mệnh và xây dựng rồi thực thi Giá trị văn hóa cho Doanh nghiệp khởi nghiệp

Tầm nhìn là “Định hướng chiến lược” của chủ doanh nghiệp, nó được coi là mục tiêu cuối cùng, là câu hỏi “Bạn đang muốn đưa Doanh nghiệp đi đến đâu?”. Còn sứ mệnh chính là con đường để bạn đi tới Tầm nhìn, bạn cần làm gì để đạt được Tầm nhìn đó. 

Đối với những Doanh nghiệp Start-up, nên tập trung vào việc xây dựng Tầm nhìn trước vì nó sẽ dẫn dắt Sứ mệnh và phần còn lại của kế hoạch chiến lược theo.

Khi đã có Tầm nhìn, Sứ mệnh, việc thiết lập nên Giá trị văn hóa sẽ giúp cho Doanh nghiệp của bạn thu hút được khách hàng, nhân tài và tạo dựng được một thương hiệu vững mạnh.

Tham khảo 8 bước xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp của bạn.

                                               Nhà Huấn luyện – Business Coach Thomas Trịnh Đặng Khánh Toàn

3. Hiểu rõ Công thức tạo ra Dòng tiền để khởi nghiệp thành công

Đây là một trong những điều các Start-up cần ghi nhớ. Cái bạn cần không chỉ là chăm chăm vào Lợi nhuận. Cái bạn cần chính là tạo ra được một Dòng tiền biết “thở”.

Các công thức tạo ra Dòng tiền sẽ giúp bạn có 4 phương pháp tạo đòn bẩy trong kinh doanh; Phương pháp biến chi phí Marketing thành chi phí đầu tư; 5 cách để gia tăng lợi nhuận; Phương pháp xác định thị trường mục tiêu; 3 hạng mục quan trọng nhất giúp chiến lược Marketing thành công.

Tham khảo 5 cách tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại đây.

4. Nắm vững cách thức xây dựng USP để khởi nghiệp thành công

USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Proposition, được hiểu là một ưu thế khác biệt của một sản phẩm hay thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.

Đây là điều mà Doanh nghiệp Star tup rất cần tập trung khi trên thị trường có tới hàng trăm, hàng ngàn công ty cùng kinh doanh một mặt hàng chung. 

Việc sở hữu công thức xây dựng USP không chỉ giúp Startup tạo được Điểm độc nhất của mình mà còn nắm được 7 nấc thang để tạo ra khách hàng trung thành.

Tham khảo 4 cách xây dựng USP cho doanh nghiệp để khởi nghiệp thành công

6 bước khởi nghiệp thành công
Các nhà huấn luyện doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng

5. Xây dựng quy trình và kịch bản bán hàng để khởi nghiệp thành công

Bán hàng là kỹ năng có thể học được. Việc của các Doanh nghiệp Startup là xây dựng được cho mình quy trình và kịch bản bán hàng để bất kỳ nhân viên nào cũng có thể thực hiện. Với công thức của ActionCOACH CBD Firm, bạn sẽ biết được cách bán hàng bằng việc đặt câu hỏi, phương pháp xử lý từ chối mua hàng cũng như biết cách bán hàng cho khách hàng thuộc 4 nhóm tính cách chính…

6. 6 chìa khóa tạo nên 1 đội ngũ chiến thắng – đạt mục tiêu

Xây dựng một đội ngũ thành công không hề dễ dàng, nhưng là điều hoàn toàn có thể làm được. Đội ngũ thành công sẽ giúp Doanh nghiệp khởi nghiệp Start-up tiến chậm mà chắc. 

Cách tuyệt vời nhất là hãy gắn kết mọi nhân viên của bạn với nhau và cùng hướng họ xuôi dòng trên một con thuyền tiến tới Tầm nhìn của Doanh nghiệp.

Tham khảo 6 chìa khóa xây dựng đội ngũ chiến thắng

7. 9 Bước xây dựng Hệ thống hóa Doanh nghiệp

Với 9 bước để hệ thống hóa doanh nghiệp, các Doanh nghiệp Start-up sẽ xây dựng được hệ thống quản trị tự động.

Việc thực hiện 9 bước Hệ thống hóa Doanh nghiệp được thực hiện từng bước tùy theo điều kiện cụ thể của từng Doanh nghiệp.

Đây là công cụ có tính chất đòn bẩy, tiến hành 1 lần nhưng lợi ích lâu dài, giúp chủ doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp thành công tự vận hành hiệu quả mà không cần mình.

Tham khảo 9 bước xây dựng và hệ thống hóa doanh nghiệp

Các nhà huấn luyện doanh nghiệp giúp bạn khởi nghiệp thành công

8. Đánh giá DISC, MOTIVATOR

Mục đích để tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, động lực để phát triển tiềm năng của bản thân và đội ngũ

DISC & Motivators là bộ công cụ về khoa học hành vi và động lực thúc đẩy con người một cách toàn diện.

Trong khi DISC là công cụ nhận diện thế mạnh và điểm hạn chế của con người trong cuộc sống cũng như trong công việc, thì Motivators là “tảng băng chìm” của những hành vi được bộc lộ. Motivators chiếm 85% phần chìm trong tiềm thức và quyết định dẫn dắt tiềm thức.

Việc nắm bắt được DISC & Motivators của bản thân, của nhân viên cũng như của đối tác sẽ giúp chủ Doanh nghiệp tuyển dụng đúng người, bổ nhiệm đúng chức năng công việc và có cách đàm phán để hợp tác với khách hàng lâu dài.

Trong khi đó, từng nhân viên sẽ biết mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về DISC Motivator tại đây.

9. Trải nghiệm mô hình 5 bước xây dựng Doanh nghiệp thành công cùng nhà huấn luyện doanh nghiệp

Tham khảo mô hình 5 bước xây dựng doanh nghiệp qua Video tại đây.

Cam kết rằng thực hiện đủ 9 lĩnh vực chúng tôi đã đưa ra, các Doanh nghiệp Startup sẽ có cái nhìn tổng quan về con đường mà mình sẽ đi cũng như những công việc, những hành động mình phải làm trong tương lai để đạt được đích đến mong muốn.

Nhà huấn luyện doanh nghiệp giúp bạn khởi nghiệp thành công.

Để khởi nghiệp thành công và không nằm trong số 90% doanh nghiệp khởi nghiệp bị rơi rụng.

Bạn hãy đang ký tham gia vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp cùng nhà huấn luyện doanh nghiệp qua email thomastrinh@actioncoach.edu.vn hoặc số điện thoại 0868 77 39 39 để được tư vấn và đồng hành.

Business Coach I Executive Coach I Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp.

MBA, Thomas Trịnh Toàn.