Khai vấn là gì?

“Khai vấn là nghệ thuật và thực hành giúp 1 người Phát triển từ nơi họ đang ở đến nơi họ muốn đến bằng đối thoại và trao đổi để tìm ra CÁCH THỨC tốt nhất dựa vào năng lực cốt lõi của người được khai vấn”. Khai vấn là Coaching.

Có thể xem chi tiết tại đây: https://thomastrinhtoan.com/coaching-la-gi/

Thế kỷ 16, từ Coach được dùng để chỉ xe ngựa, là phương tiện giúp người ta di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nhiều năm sau xe buýt đường dài cũng được gọi là Coach, mục đích của nó cũng vậy giúp người ta đi từ chỗ này đến chỗ khác.

Coach cũng được sử dụng trong thể thao, chỉ những HLV – người giúp những VĐV tài năng nâng cao thành tích và đạt được những thành tích mà họ mong muốn đó là chiến thắng tại các cuộc thi đấu.

Theo định nghĩa của liên đoàn Coaching quốc tế ICF “Coaching là quá trình hợp tác giữa Coach và người được coach nhằm khai mở tư duy sáng tạo truyền cảm hứng để người được coach phát triển hết tiềm năng của mình trong công việc và cuộc sống”.

Ngoài ra, có rất nhiều định nghĩa khác về coaching, Cô đọng nhất là “Coaching là nghệ thuật và thực hành giúp 1 người Phát triển từ nơi họ đang ở đến nơi họ muốn đến bằng đối thoại và trao đổi để tìm ra CÁCH THỨC tốt nhất dựa vào năng lực cốt lõi của người được coach”.

Thông thường, tại 1 buổi Coaching, người Coach sẽ đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi và dẫn dắt để giúp người được coach tự suy nghĩ để tìm ra câu trả lời và giải pháp cho thách thức mà họ đang gặp phải hay mục tiêu mà họ muốn đạt được.

Trong việc vận hành một doanh nghiệp, Business Coaching giúp người chủ và đội ngũ tìm ra được điểm mạnh, biến thành các chiến lược – từ đó xây dựng thành các hành động hàng ngày, hàng tuần, hàng quý… để đạt được mục tiêu kỳ vọng và quan trọng nhất cho Doanh nghiệp.

Vai trò của người Business Coach?

Một cách cụ thể hơn, người Business Coach có các vai trò chính sau đây:

  1. Tạo bầu không khí cởi mở và chân thành giúp phát triển mối quan hệ tôn trọng và tin cậy lẫn nhau…
  2. Giúp người được coach lập được kế hoạch hành động và mục tiêu liên quan đến những vẫn đề cần được giải quyết hay những lĩnh vực cần được phát triển cho bản thân và doanh nghiệp.
  3. Lắng nghe tích cực để thực sự nắm được điều người được coach muốn nói và giúp người được coach nói được những điều khó diễn tả nhất, sâu thẳm nhất.
  4. Đặt câu hỏi mở để giúp làm rõ ý, mở ra những khả năng và những cơ hội học tập mới giúp cho người chủ công ty nhìn thấy được hạn chế, tìm ra điểm mạnh để giúp công ty đạt mục tiêu kinh doanh.
  5. Gíup người được Coach nhận ra được bản thân mình, nhìn ra được các khả năng của mình bao gồm các điểm mạnh, các lĩnh vực cần phát triển và các điểm mù, những thành kiến hoặc định kiến, nỗi đau và giới hạn.
  6. Giúp người được coach cần động não và đưa ra những chiến lược, các bước cần thực hiện giữa các phiên coaching nhằm thực hành và áp dụng những điều học được để phát triển doanh nghiệp.
  7. Quản lý tiến độ so với Kế hoạch và kết quả mong đợi giúp người được coach tập trung đúng hướng và có trách nhiệm thực hiện tốt các chiến lược đã thống nhất.

Phân biệt Coaching với các hoạt động khác:

Với Couseling (Tư vấn): Tư vấn là hính thức trị liệu tập trung giải quyết vấn đề và bất ổn còn coaching tập trung phát huy tiềm năng và phát huy hiệu quả, tư vấn làm việc với các cá nhân gặp trục trặc và khủng hoảng còn coaching làm việc với những người hoàn toàn bình thường và thường là những người hoàn toàn hiệu quả trong công việc và cuộc sống, tư vấn giúp chữa lành thì coaching giúp tăng trưởngcoaching cũng có thể gíup giải quyết những khó khăn trươc khi nó trở thành vấn đề lớn.

Với Cố vấn (Mentoring): Cố vấn thường là những người có thâm niên hơn trong một lĩnh vực cố định và thường truyền dạy lại kinh nghiệm cho những người mới ít kinh nghiệm hơn. Coaching là giúp cho người được coach tự học và phát triển, người coach không nhất thiết là người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà người được coach muốn phát triển.

Coaching và Huấn luyện (training): Huấn luyện là để dạy kỹ năng còn coaching là giúp 1 người tự tư duy và tự học qua công việc, Huấn luyện là dạy tập trung cho 1 nhóm người tập trung còn coaching là thường cho từng người và phù hợp với nhu cầu cá nhân, Huấn luyện có tiến trình và nội dung cố định do người huấn luyện làm chủ, trong khi người coach không làm chủ nội dung mà chỉ làm chủ tiến trình thông qua việc đặt câu hỏi dẫn dắt.

Coaching và tư vấn (Consulting): Tư vấn thường là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của họ, cofn Coach là chuyên gia của tiến trình thay đổi, giúp bạn đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp cho vấn đề và tình huống của chính bạn, và thực hiện thành công những thay đổi có ý nghĩa trong tư duy và hành vi, tư vấn thường là những ngườ bên ngoài được tổ chức thuê vào để dưa ra một giải pháp về môt vấn đề và sau đó sẽ rời khỏi tổ chức, Coach sẽ giúp bạn tự đưa ra giải pháp, tư vấn thường làm việc với thông tin và quy trình, còn Coach thì thường làm việc với con người và các mối quan hệ, tư vấn thường đưa ra các lời khuyên còn Coach thì đặt câu hỏi .

Vậy, người Chủ công ty có thể làm coach cho cấp dưới được hay không?

Nhiệm vụ của người Chủ DN là đảm bảo công việc được hoàn thành và phát triển Đội ngũ, nhưng do áp lực công việc, người Chủ DN thường không có đủ thời gian để phát triển nhân viên, Coaching là tiến trình giúp giải quyết cả 2, vừa hoàn tất công việc, vừa phát triển nhân viên. Là người coach bạn sẽ giúp các chủ DN tự giải quyết vấn đề, tự đưa ra quyết định và phát triển các kỹ năng mới. Hầu hết các Chủ DN đều đồng ý rằng viẹc dành thời gian để trao đổi với các nhân viên là một cách hay nếu họ có thêm 1-2 giờ đồng hồ mỗi ngày và nếu như họ không quá bận rộn với công việc. Vậy làm thế nào để những người Chủ DN có thể coach cho những nhân viên, chỉ rõ cho nhân viên những việc họ cần làm thì nhanh hơn nhiều nhưng nếu người Chủ DN coach cho nhân viên thì nhân viên sẽ có nhiều động lực để thực hiện những giải pháp do chính mình đưa ra hơn là những giải pháp do người quản lsy áp đặt. Nhân viên cũng có thể phát triển và gánh vác được nhiều trách nhiệm hơn, giúp người quản lý ko chỉ cứ đi dập lửa giải quyết những vấn đề khẩn cấp mà họ sẽ có thời gian ưu tiên cho những chiến lược quan trọng hơn, hơn nữa coaching cũng không mất quá nhiều thời gian, chỉ cần 20 phút cũng có 1 phiên coaching hiện quả, vậy coaching giúp cho CV của người Chủ DN dễ dàng hơn chứ không phải là khó khăn hơn, coaching là một sự đầu tư chứ hông phải là sự lãng phí.

Khách hàng của tôi, Những người Chủ DN thường hỏi, khi nào thì họ nên chỉ cho nhân viên và khi nào thì nên coach, câu trả lời là nếu thời gian là tiêu chí quan trọng trong 1 tình huống như 1 cuộc khủng hoảng thì chỉ cho nhân viên chính xác công việc cần làm là cách nhanh nhất, nếu chất lượng và yếu tố lâu dài là quan trọng thì coaching sẽ hiệu quả hơn vì sẽ giúp nhân viên nhận thức đc tầm quan trọng của công việc. Khi yếu tố quan trọng là giúp NV học và phát triển rõ ràng coaching là hiệu quả nhất. (Time => Tell, Quality => Coach, Learning => Coach).

Bạn có thể lên KH cho các buổi coaching bài bản, hoặc coach nhanh khi trao đổi công việc hàng ngày ngay khi nhân viên hỏi bạn cách thực hiện 1 công việc, ví dụ như NV hỏi xin ý kiến của bạn về một vấn đề  hay khi có cơ hội khi nhân việc học từ lỗi của họ.

Mô hình Coaching G.R.O.W

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu mô hình GROW, Một Phiên coaching cần phải có bố cục rõ ràng, nếu không thì nó trở thành một cuộc nói chuyện phiếm và không đạt được kết quả nào cả. Grow là công cụ coaching phổ biến, viết tắt của GOAL – REALTY – OPTION – WILL MODEL, MỤC TIÊU, THỰC TẠI, CÁC GIẢI PHÁP và Ý MUỐN,

Ví dụ: bạn muốn giúp 1 người lên KH thực hiện các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty…

  • Bắt đầu với 1 tấm bản đồ (6 steps), giúp người này xác đjnh anh ta muốn đi đến đâu, mục tiêu là gì (GOAL)?
  • Xác định hiện nay anh ta đang ở đâu, tình hifnh hiện tại của anh ra là gì (REALITY)
  • Sau đó giúp anh ta KHám phá các con đường khác nhau, các giải pháp để đến được nơi cần đến (OPTIONs)…
  • Và cuối cùng là ý muốn (WILL), bạn đảm bảo người này muốn Tham gia chuyến đi và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết và sẵn sàng ứng phó với các chướng ngại có thể gặp trên đường.

Cụ thể các bước:

  1. Bước GOAL: công việc của người Coach là giúp họ xác định rõ mục tiêu qua công thức SMART , cũng có thể hỏi người được coach MỤC TIÊU cho phiên Coaching. Các câu hỏi có thể được dùng:

1.1 Mục tiêu của bạn là gì?

1.2 Tại sao mục tiêu này lại quan trọng với bạn?

1.3 Khi nào thì bạn muốn đạt / hoàn thành mục tiêu này?

1.4 Mục tiêu này được đo đếm như thế nào?

1.5 Làm thế nào bạn biết bạn đã đạt được mục tiêu?

1.6 Mục tiêu này có phù hợp với mục tiêu LÂU DÀI của bạn không? Có phù hợp mục tiêu chung của cả nhóm hay không?

1.7 Ban muốn đạt được gì sau phiên coaching 30 phút này?

Ví dụ: chúng ta coaching cho 1 người muốn cải thiện kỹ năng học tiếng Anh, Sau khi coaching xong thì người này đưa ra 1 mục tiêu SMART như sau

  1. Bước REALITY: Công việc của người coach là lấy được các dữ kiện, bước xác định tình hifnh hiện tại giúp người được coach thiết lập điểm xuất phát hiện tại đang ở đâu, Người coach phải đạt câu hỏi để thu thập được các dữ kiện hiện tại chứ không phân tích, giúp người được coach xác định đúng nhất tình hifnh hiện tại của mình, và biết được mình còn cách xa bao nhiêu so với đích đến và mục tiêu muốn đạt được GOAL. Các câu hỏi cần thục hiện là:

2.1 Điều gì đang diễn ra? Tình hình hiện tại như thế nào?

2.2 Có những thách thức và thuận lợi nào?

2.3 Bạn đã đang làm gì để đạt được mục tiêu rồi? cụ thể ra.

2.4 Kết quả hiện nay ra sao ra sao?

  1. Bước OPTIONs: Công việc của người Coach là giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo, khi đã xác định được điểm xuất phát hãy bắt đầu giúp người được coach khám phá hết các giải pháp có thể để đạt được mục tiêu, thường thì người được coách bị giới hạn trong tư duy và chỉ đưa ra được các giải pháp trước mắt, bạn có thể giúp người được coach đưa ra được coach vượt qua khỏi giới hạn và nhìn vấn đề từ nhiều chiều khác nhau và tư duy một cách sáng tạo đọt phá. Tại thời điểm này chưa nên chọn ra một giải pháp nào khả thi, giải pháp nào không mà chỉ nên tập trung liệt ke ra tất cả các khả năng khác nhau, bạn cũng có thể đưa ra đề xuất gợi ý ở bước này nhưng nên để người được coach đưa ra giải pháp của họ trước. Những câu hỏi nên hỏi bước này gồm:

3.1 Bạn có thể liệt kê ra 3-5 giải pháp để giải quyết tình huống này?

3.2 Còn có them giải pháp nào nữa không?

3.3 Có giải pháp nào bàn thấy người khác đã áp dụng và hiệu quả?

3.4 Ai là người có thể giúp bạn, hoặc bạn có thể hỏi để cho bạn giải pháp hay?

3.5 Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết chắc bạn sẽ không thất bại?

Quay lại ví dụ người muốn cải thiện học tiếng Anh… họ tự đưa ra các GP, Coach hỗ trợ thêm vào giải pháp…

  1. Bước WILL – Ý muốn: Công việc của người Coach là tạo CAM KẾT, gíup người được coach xem xét lại những giải pháp đã được đặt ra và quyết định xem sẽ thực hiện các giải pháp nào trước, các bước thực hiện ra sao, thời hạn hoàn thành thế nào…dành thời gian để dự tính trước xem có những trở ngại nào có thể phải đối mặt và cần sự hỗ trợ gì để có thể thay đổi và cũng thảo luận rồi quyết định xem là ngày nào thì cả 2 bên cần ngồi lại để đánh giá lại tiến độ?

 Những câu hỏi nên hỏi ở bước này là:

4.1 Vậy bạn sẽ làm gì và khi nào bắt đầu, khi nào sẽ xong? Và bạn sẽ làm gì nữa?

4.2 Có cản trở hay khó khăn nào có thể xảy ra không? Và làm sao để vượt qua khó khăn?

4.3 Bạn sẽ cần nhừng hỗ trợ gì để thành công, hoàn tất nhiệm vụ, chiến lược?

4.4 Theo cấp độ từ 1-10, bạn cam kết sẽ thực hiện các việc này ở cấp độ nào? Thấp là 1 và cao nhất là 10.

4.5 Khi nào bạn cần đánh giá lại tiến độ? hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng?

Để coaching được cho người khác – chủ doanh nghiệp… bạn cần thay đổi cách nhìn về người khác, bạn cần có niềm tin rằng mỗi người đều có khả năng để tự đưa ra giải pháp cho chính những vấn đề mà họ gặp nếu họ được giúp đỡ bởi một người có lòng tin nơi tiềm năng của họ.

Khi tấm lòng của bạn thay đổi, thì các kỹ năng sẽ đến một cách tự nhiên qua trau dồi, còn nếu có kỹ năng mà không có tấm lòng thì chỉ có cách là thao túng người khác làm điều mình muốn.