Tháng Thứ 5 Hành Trình 5 Bước Xây Dựng Doanh Nghiệp Bền Vững

Tạo USP, Thông điệp và Công thức tăng trưởng thực chiến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong hành trình dài hạn gồm 12 tháng, được thiết kế theo lộ trình 5 bước xây dựng doanh nghiệp, tháng thứ 5 là một cột mốc quan trọng. Đây là thời điểm mà một doanh nghiệp cần trả lời được một câu hỏi sống còn: “Điều gì khiến khách hàng nhớ đến bạn, chọn bạn, và trung thành với bạn – thay vì hàng trăm đối thủ ngoài kia?”

Câu trả lời không nằm ở ngân sách marketing, cũng không đơn thuần ở chất lượng sản phẩm. Nó nằm ở việc bạn xây dựng được một USP rõ ràng – một lợi điểm bán hàng độc nhất, định hình sự khác biệt có giá trị và có thể chứng minh.

Câu chuyện mở đầu: Khi chất lượng là chưa đủ

Một lần, trong một buổi huấn luyện chiến lược cho một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm sạch, chủ doanh nghiệp – người rất tâm huyết với sản phẩm nước mắm truyền thống – chia sẻ:
“Em làm nước mắm hoàn toàn tự nhiên. Ủ cá cơm 12 tháng, không pha, không chất bảo quản. Nhưng khách hàng cứ hỏi: sao chai này tới 70 ngàn, trong khi siêu thị bán chỉ 25 ngàn?”

Tôi không trả lời vội. Tôi cầm chai nước mắm của anh, đặt lên bàn, rồi lấy một tờ giấy trắng, viết lên đó:

“Nước mắm từ cá cơm tươi ủ 12 tháng. Không pha loãng. Không chất bảo quản. Không công nghiệp. Cam kết: Nếu trong chai có phụ gia – hoàn tiền gấp đôi.”

Anh nhìn dòng chữ, im lặng một lúc lâu rồi nói: “Em hiểu rồi. Đó không còn là một sản phẩm, đó là một thông điệp có niềm tin.”

Câu chuyện ấy phản ánh đúng điều mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đang thiếu: Họ biết sản phẩm mình tốt, nhưng không biết cách truyền tải giá trị ấy theo cách khách hàng hiểu – tin – và lựa chọn. Và đây chính là lý do tháng thứ 5 trong hành trình xây dựng doanh nghiệp bền vững tập trung vào việc xây dựng USP và thông điệp tăng trưởng.

5 bước xây dựng doanh nghiệp bền vững - tháng thứ 5
5 bước xây dựng doanh nghiệp bền vững – tháng thứ 5

Vì sao doanh nghiệp phải có USP?

Chúng ta đang sống trong một thị trường ngập tràn tiếng ồn. Sản phẩm tốt là chưa đủ. Marketing rầm rộ cũng không phải là lợi thế dài hạn. Và giá rẻ chỉ khiến bạn rơi vào cuộc chiến tiêu hao không hồi kết.

Một doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững khi có được một vị trí rõ ràng trong tâm trí khách hàng. Đó là lý do vì sao việc xây dựng USP trở thành một bước không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược tăng trưởng nào. Một USP đúng giúp doanh nghiệp:

  • Tách biệt và nổi bật giữa thị trường đông đúc

  • Truyền tải giá trị thật bằng ngôn ngữ mà khách hàng có thể hiểu

  • Tạo ra lý do đủ thuyết phục để khách hàng chọn bạn, gắn bó và giới thiệu bạn

USP không phải là một khẩu hiệu hoa mỹ. USP là lời cam kết có giá trị thực, gắn liền với lợi ích rõ ràng cho khách hàng và tạo được sự tin tưởng.

Cách huấn luyện USP theo phương pháp thực chiến

Trong hệ thống huấn luyện tại TCBD, chúng tôi hướng dẫn doanh nghiệp triển khai 3 bước sau để xây dựng USP thực chiến:

Xem thêm: KHOÁ ĐÀO TẠO “CEO & CHIẾN LƯỢC CÔNG TY – ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHIẾN LƯỢC”

Tham khảo: Khóa đào tạo “Kỹ năng lãnh đạo cho Quản lý cấp cao CxO”

Xem thêm: 5 bước xây dựng doanh nghiệp bền vững khởi đầu từ việc làm chủ thời gian và mục tiêu cá nhân

Bước 1: Phân tích sản phẩm bằng mô hình 3P + G kết hợp với FBA

Đây là bước đầu tiên để hiểu sản phẩm không chỉ từ góc nhìn người bán, mà quan trọng hơn là từ góc nhìn người mua.

3P + G gồm:

  • Product: Sản phẩm có gì khác biệt? Chất liệu, nguyên liệu, thiết kế, trải nghiệm khi sử dụng?

  • Process: Quy trình phục vụ, chăm sóc, giao nhận có điều gì đặc biệt hơn đối thủ?

  • People: Ai là người tạo ra sản phẩm? Câu chuyện cá nhân, giá trị đội ngũ, văn hóa doanh nghiệp?

  • Guarantee: Cam kết rõ ràng nào có thể củng cố niềm tin của khách hàng?

FBA gồm:

  • Feature – đặc tính sản phẩm (ví dụ: ủ 12 tháng, đóng chai thủy tinh)

  • Benefit – lợi ích khách hàng nhận được (ví dụ: an toàn, không độc hại, phù hợp trẻ nhỏ)

  • Advantage – lợi thế cạnh tranh (ví dụ: không ai làm sản phẩm truyền thống 12 tháng mà bán dưới 80.000 VNĐ)

Từ đây, doanh nghiệp sẽ bắt đầu nhìn thấy chính mình theo một cách hoàn toàn khác – không chỉ là người làm ra sản phẩm, mà là người định nghĩa lại giá trị cho khách hàng.

5 bước xây dựng doanh nghiệp
5 bước xây dựng doanh nghiệp

Bước 2: Viết USP như một lời tuyên ngôn đơn giản nhưng mạnh mẽ

USP không cần dài. Nhưng nhất định phải:

  • Dễ nhớ

  • Đánh trúng cảm xúc và nhu cầu khách hàng

  • Có thể kiểm chứng trong trải nghiệm thực tế

Ví dụ:

  • Thực phẩm sạch: “Không phụ gia – không chất bảo quản – hoàn tiền nếu phát hiện sai cam kết”

  • Dịch vụ giao hàng: “Giao đúng 3 ngày – trễ tặng đơn kế tiếp”

  • Nội thất: “Giao đúng 5 ngày – nếu trễ hoàn tiền 10%”

  • Spa: “Trải nghiệm đồng nhất – từ ánh sáng đến lời chào”

Một USP mạnh không chỉ giúp bán hàng tốt hơn, mà còn tạo ra một nền móng vững chắc để xây dựng thương hiệu lâu dài.

Xem thêm: KHOÁ ĐÀO TẠO “CEO & CHIẾN LƯỢC CÔNG TY – ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHIẾN LƯỢC”

Tham khảo: Khóa đào tạo “Kỹ năng lãnh đạo cho Quản lý cấp cao CxO”

Xem thêm: 5 bước xây dựng doanh nghiệp bền vững khởi đầu từ việc làm chủ thời gian và mục tiêu cá nhân

Bước 3: Xây dựng công thức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Tăng trưởng bền vững không đến từ việc bán thật nhiều, mà đến từ việc tối ưu hóa từng điểm chạm trong hành trình khách hàng. Dưới đây là công thức mà chúng tôi áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Doanh thu = Số lượng khách tiềm năng × Tỷ lệ chuyển đổi × Giá trị trung bình mỗi đơn hàng × Số lần mua lặp lại
Lợi nhuận = Doanh thu × Tỷ suất lợi nhuận gộp

Chỉ cần mỗi yếu tố tăng trưởng thêm 10 đến 15 phần trăm, tổng doanh thu có thể tăng lên đến 70 – 80 phần trăm. Đây không phải là lý thuyết, mà là mô hình được đo lường và ứng dụng thực tế trong rất nhiều doanh nghiệp SME tại Việt Nam.

Tổng kết: Tháng thứ 5 – Nền móng của khác biệt

Trong hành trình 12 tháng huấn luyện doanh nghiệp theo 5 bước bài bản, tháng thứ 5 chính là thời điểm doanh nghiệp cần xác định rõ mình là ai trên thị trường, khác gì so với đối thủ, và vì sao khách hàng nên chọn mình.

USP không chỉ giúp bạn bán được hàng. USP giúp bạn định hình thương hiệu, củng cố nội lực, tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng thị phần mà không cần đánh đổi bằng giá rẻ hay quảng cáo rầm rộ.

Một khi bạn có USP rõ ràng – bạn sẽ biết phải làm gì trong marketing, đào tạo đội ngũ, thiết kế quy trình và phát triển thương hiệu.

Và đó chính là cột mốc quan trọng đưa doanh nghiệp đi từ vận hành bản năng sang phát triển chiến lược.