Trí thông minh cảm xúc trong điều hành doanh nghiệp

Tại sao các chủ doanh nghiệp cần rèn luyện trí thông minh cảm xúc? Đối với mỗi nhà lãnh đạo, tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các cuộc giao tiếp và truyền tải thông điệp lãnh đạo đến với đội ngũ nhân sự, khách hàng và nhà cung cấp.


Tổng quan về trí thông minh cảm xúc

Tại sao các Nhà lãnh đạo cần rèn luyện trí thông minh cảm xúc?

Đối với mỗi nhà lãnh đạo, tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các cuộc giao tiếp và truyền tải thông điệp lãnh đạo đến với đội ngũ nhân sự, khách hàng và nhà cung cấp.

Việc biết cách làm chủ cảm xúc của mình giúp các nhà lãnh đạo nắm được chìa khóa để nâng cao chất lượng giao tiếp qua đó nâng cao chất lượng công việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ nhân sự, với các nhà cung cấp quan trọng và đặc biệt là với các khách hàng! Biết cách làm chủ cảm xúc của mình các nhà lãnh đạo nắm được chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và đồng thời nuôi dưỡng được nội tâm để đạt được tầm nhìn của mình.

Trí thông minh cảm xúc EiQ

Làm thế nào để chúng ta hạn chế được những cảm xúc tiêu cực, khơi dậy những cảm xúc tích cực ở bản thân mình và chuyển động lực cho những người xung quanh? Làm thế nào để tránh khỏi những tình huống khó xử từ đó trui rèn tinh thần lãnh đạo để xoay chuyển tình thế trở nên có lợi? Các nhà lãnh đạo làm thế nào để áp đặt tầm ảnh hưởng và xây dựng các mối quan hệ chân thành và sâu sắc? Chuỗi bài viết về EIQ – trí thông minh cảm xúc giúp các bạn rèn luyện biến cảm xúc thành trợ thủ đắc lực giúp bạn trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn.

Trí thông minh cảm xúc giúp các bạn rèn luyện biến cảm xúc thành trợ thủ đắc lực giúp bạn trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn.


Trí thông minh cảm xúc là gì?

Đây là một khái niệm mới vào những năm 1995, tương tự với việc con người sợ hữu nhiều loại năng lực trí tuệ, họ cũng có các kỹ năng cảm xúc đa dạng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình. EIQ của bạn là gì?

trí thông minh cảm xúc của bạn

Vào thời điểm đó thuật ngữ trí tuệ cảm xúc vẫn còn khá mới, ý tưởng về nó đã được hình thành từ lâu. Suốt nhiều thế kỷ các nhà lãnh đạo và triết gia đã khuyên những người ủng hộ mình nên để ý tới cách cảm xúc tác động đến hành vi.

Cách cảm xúc tác động đến hành vi.

Vào những năm 1980 các nhà tâm lý học lừng danh đã đưa ra lý thuyết rằng trí tuệ không chỉ bao gồm một khả năng chung chung duy nhất mà con người sở hữu nhiều loại trí tuệ, người này có thể vượt trội hơn người khác về mặt nào đó các trí tuệ này bao gồm khả năng thấu hiểu cảm xúc của chính mình, vai trò của chúng trong các cách ứng sự mở ngoặc trí tuệ nội tâm đóng ngoặc cũng như khả năng thông hiểu hành vi cảm xúc của người khác, trí tuệ tương tác. Khi lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ cảm xúc phát triển, các nhà khoa học bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu sâu hơn để mang những hiểu biết mới mẻ đến với thế giới.

Khái niệm Trí thông minh cảm xúc?

Vậy trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm giác và cảm xúc của bản thân cũng như người khác, phân biệt được các loại cảm xúc và sử dụng chúng để điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình

Như vậy trí tuệ cảm xúc thật sự nhấn mạnh đến việc áp dụng vào thực tiễn. Nó không đơn thuần là kiến thức về cảm xúc và cách chúng hoạt động mà là khả năng vận dụng nguồn thông tin để điều chỉnh hành vi và các mối quan hệ cá nhân nhằm đạt kết quả mong muốn. Nói đơn giản: trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại bạn.

Xem thêm tư liệu về Trí thông minh cảm xúc – EiQ.

Luyện trí thông minh cảm xúc giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất.

Người ta có thể sử dụng trí tuệ cảm xúc giống như trí tuệ truyền thống cho cả hai mục đích đạo đức và phi đạo đức. Ví dụ những trang Web chúng ta thường sử dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên cảm xúc. Những câu chuyện, tin tức, video, chúng ta đọc hay xem đều tác động đến tâm trạng và suy nghĩ, dần dần hình thành nên những quan điểm và ý thức cá nhân mà thậm chí chúng ta không nhận thấy được.

Trí thông minh cảm xúc

Với những điều trên qua loạt bài viết này cùng với sự nghiên cứu thực tế bản thân và các khách hàng tôi đã huấn luyện đặc biệt nghiên cứu sâu quyển sách trí thông minh cảm xúc trong công việc, giúp tôi xây dựng nghệ thuật làm chủ cảm xúc để nâng cao chất lượng công việc và các mối quan hệ, 

Danh mục rèn luyện để giúp bạn phát triển trí thông minh cảm xúc:

  1. Một, làm thế nào để biến nguồn cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích? Các bạn có thể tham khảo chủ đề này tại đây.
  2. Hai, làm thế nào để đặt câu hỏi chính xác và mở rộng vốn từ cảm xúc giúp bạn thấu hiểu bản thân tốt hơn?
  3. Ba, Tại sao phát triển khả năng tự kiểm soát lại khó đến vậy? Làm thế nào để cải thiện điều này?
  4. Bốn, Làm thế nào để hiểu được cách não bộ hoạt động nhằm giúp bạn xây dựng thói quen cảm xúc? Các bạn có thể tham khảo chủ đề này tại đây.
  5. Năm, Bạn đón nhận ý kiến tích cực và tiêu cực như thế nào?
  6. Sáu, Làm thế nào để góp ý có ích cho người khác?
  7. Bảy, Sự đồng cảm sẽ mang lại lợi ích gì và nó cũng có thể khiến bạn tổn thương ra sao?
  8. Tám, Làm thế nào để tạo sức thuyết phục và tác động tích cực đến người khác?
  9. Chín, Trí tuệ xúc cảm giúp bạn xây dựng và duy trì những mối quan hệ ý nghĩa và sâu sắc như thế nào?
  10. Mười, Làm thế nào để bảo vệ mình khỏi những người lợi dụng các nguyên tắc thuyết phục và ảnh hưởng để gây tổn hại và thao túng bạn cũng như những người khác?

luyện tập trí thông minh cảm xúc

Ứng dụng vào thực tế trong cuộc sống thì việc sử dụng trí tuệ cảm xúc có ý nghĩa là gì (nhắc lại trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp bạn thay vì chống lại bạn). Việc hiểu và ứng dụng nhìn Nguyễn trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn. Mục tiêu của chương trình cũng rất đơn giản chúng tôi muốn bạn học và rèn luyện được cách thức kiểm soát khiến cảm xúc trợ giúp bạn thay vì chống lại bạn.


Ví dụ về trí thông minh cảm xúc

Giả sử trong một cuộc trò chuyện, bạn không thấy hài lòng nhưng phải giữ thái độ hòa nhã rồi đột nhiên bạn bắt đầu tranh luận hết sức căng thẳng. Ngay khi nhận ra tình hình trở nên xấu đi bạn nên cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Thậm chí bạn tự ngăn bản thân đừng nói và làm những điều có thể gây hối tiếc sau này.

kiềm chế trí thông minh cảm xúc

Hoặc nếu bạn thấy đối phương nói năng và hành xử kỳ lạ dù họ đang biểu hiện cảm xúc thái quá thì bạn vẫn giữ bình tĩnh. Sau đó bạn cố gắng giải quyết tình hình bằng cách từ từ chuyển sang chủ đề khác. Nếu thấy phải tiếp tục cuộc trao đổi, bạn sẽ chờ đối phương ổn định lại trạng thái, trong đó khi đó bạn vẫn suy nghĩ cẩn thận cách tiếp cận vấn đề ổn thỏa nhất.

Ví dụ trên không nhầm mục đích khuyên bạn nên lãng tránh mọi xung đột hay tranh luận gay gắt mà là định hướng để bạn học dần cách xác định khi nào chúng ta để chúng xảy ra nhầm không vô tình chạm chán cũng như giải quyết chúng theo hướng tiêu cực. Trí tuệ xúc cảm cũng liên quan đến việc thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc từ góc nhìn của người khác, nhờ vậy trước khi bạn nêu quan điểm của mình, bạn cũng sẽ bị đối phương phản bác. Trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp bạn thay vì chống lại bạn


Bốn năng lực của trí thông minh cảm xúc EQ

trí thông minh cảm xúc đo lường như thế nào

1. Tự nhận thức – năng lực thứ nhất của trí thông minh cảm xúc

trí thông minh cảm xúc tự nhận thức

Là khả năng phân biệt thấu hiểu được cảm xúc và tác động của chúng đến bản thân. Điều này nghĩa là bạn nhận ra được cách cảm xúc tác động đến suy nghĩ và hành động và ngược lại, cũng như cảm xúc đã hỗ trợ hay cản trở bạn tiến đến mục tiêu như thế nào. Tự nhận thức bao gồm khả năng nhận biết được các khuynh hướng cảm xúc, điểm mạnh, và điểm yếu của bản thân.

2. Tự kiểm soát – năng lực thứ hai của trí thông minh cảm xúc

Là khả năng quản lý cảm xúc giúp bạn hoàn thành công việc, tiếp cận mục tiêu và mang lại lợi ích. Nó bao gồm cả khả năng tự làm chủ những phản ứng cảm xúc của bản thân.

trí thông minh cảm xúc tự kiểm soát

Bởi vì cảm xúc liên quan đến những cảm nhận tự nhiên rất bản năng và bị tác động bởi các chất hóa học độc đáo trong bộ não, nên bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được chúng. Nhưng bạn có thể kiểm soát được hành vi hoặc kiểm chế hành động dựa theo cảm xúc. Do đó việc tự kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn hạn chế nói và làm những điều khiến bạn phải hối tiếc, đặc biệt là trong những trường hợp bị cảm xúc chi phối. Khả năng tự kiểm soát thẩm chí sẽ còn giúp bạn chủ động xác định khuynh hướng cảm xúc của mình.

3. Nhận thức xã hội là thước đo trí thông minh cảm xúc

Là khả năng tiếp nhận chính xác những cảm xúc của người khác và nhận nhận ra cách chúng tác động đến hành động.

trí thông minh cảm xúc nhân thức xã hội

Khả năng nhận thức xã hội phát triển dựa trên sự đồng cảm cho phép bạn nhìn nhận mọi việc từ quan điểm của người khác. Sự đồng cảm sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, ước muốn của người đó. Nhờ vậy tạo điều kiện để bạn đáp ứng tốt hơn nâng cao giá trị tương tác. Khả năng nhận thức xã hội cũng cho bạn cái nhìn tổng quát về người khác và giúp bạn hiểu được vai trò của cảm xúc trong các mối quan hệ.

4. Quản lý mối quan hệ cũng là thước đo trí thông minh cảm xúc

trí thông minh cảm xúc kiểm soát mối quan hệ

Là khả năng vận dụng tối đa các mối quan hệ của bạn với mọi người. Nó bao gồm khả năng tạo ảnh hưởng thông qua giao tiếp và hành động. Thay vì cố gắng ép buộc người khác làm gì đó, bạn có thể thấu hiểu và thuyết phục họ tự nguyện hành động. Khả năng quản lý mối quan hệ cũng liên quan đến việc đem lại giá trị cảm xúc cho người khác. Dần dần, điều này giúp mối quan hệ giữa bạn và đối tác thêm đáng tin cậy và gắn kết hơn…



Đo lường trí thông minh cảm xúc?

Trí thông minh cảm xúc có đo lường được không?

Thử hình dung trong thể thao chúng ta thường đề cập đến những người hiểu tường tận về trận đấu là những người có chỉ số thông minh cao họ có chỉ số thông minh cao với bóng rổ và bóng đá, nghĩa là họ hiểu rất rõ quy luật cách thức chiến đấu diễn ra làm cách nào đạt được mục tiêu nhanh hơn người khác. Khả năng này thực ra không thể cân đo được nhưng cách diễn đạt như trên lại rất thực tế, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Đo lường trí thông minh cảm xúc
Giỏi trong thể thao không chỉ có nghĩa là giỏi kỹ năng, đó còn là có EQ chất lượng

Tương tự khi nói về trí thông minh cảm xúc của một người, nghĩa là chúng ta đề cập đến khả năng thấu hiểu cảm xúc và cách chúng ta đề cập đến khả năng thấu hiểu hoạt động của người đó. Nhưng giá trị của nguồn tri thức sẽ bị hạn chế nếu nó không được phát huy. Nói cách khác trí thông minh cảm xúc tích cực là cách áp dụng xúc cảm vào thực tế.

Có rất nhiều đánh giá cho rằng trí thông minh cảm xúc đo lường được, chúng có thể cho bạn biết mình hiểu cảm xúc và tác động của cảm xúc lên hành vi như thế nào nhưng lại không thể đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức đó vào tình huống thực tế ra sao.

Thay vì cố gắng cân đong trí thông minh cảm xúc, sẽ tốt hơn nếu chúng ta tập trung nuôi dưỡng một tư duy phát triển (tư duy phát triển cho rằng những người tin vào việc có thể phát triển tài năng bằng cách tập luyện chăm chỉ, có phương pháp tốt và tiếp thu ý kiến của người khác sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn so với những người tin rằng tài năng của mình là món quà thiên bẩm chỉ có thể phát triển đến mức nhất định)

Các bước đo lường trí thông minh cảm xúc

Bước 1: Hãy tự hỏi rằng bạn cảm thấy cảm xúc chống lại mình trong những hoàn cảnh nào?

Ví dụ:

A. Cơn nóng nảy khiến bạn nói và làm những điều khiến bạn phải hối tiếc sau này.

B. Bạn đồng ý đề nghị nào đó vì đang vui vẻ, nhưng sau đó lại nhận ra mình đã không cần nhắc kỹ.

C. Bạn không hiểu được cảm xúc của người khác, nên trong những cuộc nói chuyện, bạn bị lo lắng và mắc nhiều lỗi tệ hại.

D. Bạn thấy khó khăn khi phải giải quyết xung đột. Bạn bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời chỉ vì lo lắng hoặc sợ hãi quá mức.

Bước 2: Xin nhận xét từ người bạn cảm thấy tin tưởng nhất.

Những người này có thể là vợ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình, bản thân, người cố vấn hay người bạn tri kỷ. Hãy nói với họ rằng bạn đang cố gắng cải thiện bản thân nên cần họ thành thật câu trả lời bằng câu hỏi: bạn đã từng thấy cảm xúc chống lại tôi trong những trường hợp nào?

đánh giá trí thông minh cảm xúc bằng người thân

Nên dành đủ thời gian để họ suy nghĩ trả lời rồi cùng nhau thảo luận câu trả lời đó. Bước hai này rất quan trọng vì quan điểm của bạn chị hình thành trong tìm thức và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây: nơi bạn lớn lên, cách bạn được dạy dỗ, những người bạn đã kết thân, những điều bạn thường nghĩ.

Mục tiêu của cuộc thảo luận không phải để xác định quan điểm của người khác về bạn là đúng hay sai thay vào đó bạn nên tìm hiểu sự khác biệt giữa cách mọi người nhìn nhận bạn và các bạn tự nhìn nhận mình nghiêm túc suy xét câu hỏi và những lời góp ý thẳng thắn sẽ giúp bạn xây dựng khả năng tự nhận thức và xác định được điểm yếu nào của bản thân cần ưu tiên khắc phục.

Bước 3: Tập trung kiểm soát suy nghĩ để cải thiện trí thông minh cảm xúc 

Cảm xúc có tác động rất lớn đến hành vi của chúng ta. Đó là lý do vì sao khả năng tự kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh hành vi cực kỳ quan trọng.

trí thông minh cảm xúc bằng kiểm soát suy nghĩ của bạn

Nếu có thể kiểm soát tốt những cảm xúc bất chợt của mình thì bạn có thể điều chỉnh hành động một cách phù hợp với những giá trị mà bản thân bạn theo đuổi. Điều này sẽ giúp bạn phát triển những phẩm chất như quyết đoán và nhẫn nại, nhờ vậy tiếp cận mục tiêu hiệu quả hơn. khả năng tự kiểm soát không chuyện ngăn chặn hành động đáng tiếc xảy ra mà còn giúp tìm ra cách thúc đẩy bản thân tiến bước và hành động ngay cả khi việc đó chẳng dễ dàng gì.



Bước 4: Phát triển khả năng quản lý cảm xúc

Làm thế nào để phát triển khả năng quản lý cảm xúc để cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại bạn, đó là trí thông minh cảm xúc của bạn.

Bởi vì hầu hết cảm xúc chạy qua bạn đều diễn ra rất tự nhiên, bạn không thể kiểm soát được chúng trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng bạn có thể điều chỉnh cách phản ứng khi những cảm xúc đó ấp đến bằng cách tập trung kiểm soát suy nghĩ của mình. 

Khả năng tự nhận thức và tự kiểm soát cảm xúc đi đôi với nhau. Một khi đã xây dựng mức nhận thức cố định, bạn thường sẽ biết được khi nào cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát. Khả năng kiểm soát suy nghĩ trong những tình huống này cũng giống như bạn điều chỉnh các nút bấm của đầu đĩa vậy. Nếu các nút bấm giúp bạn xem phim và nghe nhạc thuận tiện hơn hướng giải quyết dưới đây cũng sẽ giúp bạn điều chỉnh được phản ứng cảm xúc của mình.


7 bước giúp bạn kiểm soát trí thông minh cảm xúc bản thân

1. Tạm dừng (Pause):

Tạm dừng là kỹ năng quan trọng nhất trong bộ dụng cụ cảm xúc của bạn. Để tạm dừng bạn phải dành thời gian ngừng hẳn lại và suy nghĩ trước khi nói hoặc làm điều gì đó có thể khiến bản thân phải hối tiếc về sau.

tạm dừng để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Nhưng việc tạm dừng không chị hiệu quả khi phải giải quyết những tình huống hỗn loạn. Thông thường chúng ta dễ bị cám dỗ bởi những cơ hội béo bở nhất thời nhưng lại chưa thật sự cần nhắc kỹ. Bạn có từng để ý lúc đi mua sắm, bạn sẽ chi tiêu quá tay vì đang thấy vui hay buồn chưa? Hãy sử dụng chế độ tạm dừng để xác định lại tâm trạngVà quyết định liệu bạn có thật lòng muốn mua món đồ đó hay không, hoặc bạn sẽ thấy hối hận sau khi mua món đồ đó.

Có rất nhiều cách để tạm dừng, bạn có thể luyện tập qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nói thì dễ làm mới khó. Thậm chí khi đã phát triển được khả năng tự kiểm soát hiệu quả, các yếu tố như tâm lý căng thẳng hay tâm trạng tồi tệ có thể ức chế khả năng tạo dựng của bạn bất kỳ lúc nào. Đó là lý do tại sao việc bạn áp dụng chế độ tạm dừng mỗi ngày rất quan trọng. Theo thời gian bạn sẽ tạo được thói quen phản ứng thận trọng


Bài tập:

Nếu bạn thấy mình bị cảm xúc lấn át trong tình huống nào đó hãy tạm dừng. Nếu được hãy đi dạo một vòng. Một khi bạn cảm thấy bình tĩnh rồi thì hãy quay trở lại và quyết định bước tiếp theo.


2. Âm lượng (volume).

Khi giao tiếp đối phương thường phản ứng cùng tôn trọng và phong cách với bạn nếu giọng nói của bạn ôn hòa và mạch lạc họ cũng sẽ vậy. Nếu bạn la hét họ cũng sẽ hét la. Đây chính là lúc bạn cần điều chỉnh âm lượng của mình nếu bạn cần cuộc trò chuyện chất lượng, hãy nói một cách bình tĩnh và tự chủ.

kiểm soát âm lượng để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc


Bài tập:

Nếu cuộc thảo luận trở nên căng thẳng, hãy cố gắng khởi động lại bằng cách hạ tông dòng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đối phương cũng bình tĩnh theo bạn.


3. Im lặng (Mute)

Nếu cuộc trò chuyện với ai đó trở nên quá cảm xúc và bạn cũng không thể rời đi được thì tốt nhất bạn nên chuyển sang chế độ im lặng nghĩa là, hãy ngừng nói chuyện.

im lặng để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Cách này sẽ có ích vì vào thời điểm đó việc chia sẻ ý kiến của bạn sẽ chẳng giải quyết được gì, trái lại còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Chỉ cần khởi động chế độ im lặng là bạn có thể để đối phương chia sẻ cảm xúc của họ một cách trọn vẹn. Tất nhiên, việc ngồi không và lắng nghe người khác nói một tràng cũng chẳng dễ chịu gì. Vậy bạn có thể kiểm soát cảm xúc bản thân như thế nào trong những trường hợp như vậy?


Bài tập:

Hãy hít thở sâu và nhắc bản thân rằng cả tâm trạng của bạn và của người đang nói chuyện với bạn chỉ là tạm thời. Lưu ý rằng những điều họ nói ngay lúc đó có thể khó chịu và quá đáng đến đâu thì bạn cũng cần kiểm chế để không hành sự bốc đồng trong rất nhiều trường hợp khi đối phương đã nói thỏa lòng rồi thì họ sẽ bình tĩnh trở lại. Trong khi giữ im lặng hãy chắc chắn rằng bạn sẽ im lặng


4. Ghi âm (Record)

Ghi âm nghĩa là tập trung lắng nghe để tìm hiểu nhiều hơn về quan điểm của người khác. Hãy lắng nghe để thấu hiểu thay vì nghe để tìm cách phản hồi.

nghe lại để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc


Bài tập:

Khi lắng nghe người khác bạn đừng vội phán xét hay khuyên bảo, thậm chí đừng cố tìm hiểu nguồn gốc vấn đề và giải pháp.


Thay vào đó hãy tập trung tiếp nhận thông tin. Mục đích ở đây là để có cái nhìn tường tận: biết nhiều hơn về cách họ nhìn nhận bạn cách họ nhìn nhận bản thân họ, cũng như cách họ nhìn nhận hoàn cảnh. Khi chú ý lắng nghe bạn sẽ xác định được những thiếu sót về kiến thức hoặc nhận thức của mình, hoặc bạn cũng sẽ tìm thấy những hiểu lầm cơ bản mà bạn không ngờ rằng chúng tồn tại.

5. Tua lại (Rewind) 

Những cuộc trò chuyện bị cảm xúc chi phối thường có nguyên nhân sâu xa nào đó. Nếu bạn trốn tránh, vấn đề tiếp tục nãy sinh đó là lý do vì sao bạn không nên tạm dừng hoặc im lặng nhằm đẩy mọi chuyện vào quên lãng vì vậy hãy tua lại để suy xét vấn đề sau khi cả hai bên đã lấy lại bình tĩnh.

nghe lại để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc


Bài tập:

Trước khi trao đổi một vấn đề nhạy cảm hãy suy nghĩ thật kỹ về thời gian, địa điểm trò chuyện. Mục đích cuộc đối thoại cũng phải hợp tình hợp lý.


Cách bạn gợi lại vấn đề cũng rất quan trọng. Ví dụ, hãy bắt đầu với lồi xin lỗi chân thành hoặc đảm bảo rằng bạn và đối phương đã đồng thuận ở một số điểm nhất định, để họ giảm bớt cảm giác và sẵn sàng đón nhận những gì bạn sắp nói.

6.Tua nhanh (Fast Forward)

Tua nhanh có thể làm hỏng bộ phim hay nhưng nó thật sự là một kỹ năng hữu ích để giải quyết vấn đề cảm xúc. Nếu đang trong hoàn cảnh bị cảm xúc chi phối, thì trước khi hành động hãy lùi lại một bước để suy nghĩ về hậu quả ngắn hạn cũng như dài hạn của hành động đó.

nghĩ xa hơn để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Ví dụ, bạn được 1 đồng nghiệp quan tâm chu đáo quá đà suốt nhiều năm liền, mặc dù bạn đã nói là bạn đã có gia đình và không hứng thú với mối tình nào khác. Nhưng một ngày nọ, bạn cãi nhau dữ dội với vợ hoặc chồng và ngay lập tức suy nghĩ khác đi. Mọi thứ phía trước bỗng trở nên hấp dẫn và cám dỗ bạn.

Đây chính là lúc để tui nhanh. Hãy quên đi cảm giác của bạn vào thời điểm đó. Hãy tự hỏi rằng: Quyết định này sẽ ảnh hưởng như thế nào trong một tháng một năm hay năm năm tới? Hãy nghĩ về những tác động bạn sẽ gây ra cho vợ hoặc chồng, các thành viên gia đình, lương tâm mình, và thậm chí với công việc của bạn?


Bài tập:

Nếu cảm xúc lấn át khả năng đánh giá vấn đề của bạn, hãy tui nhanh khoảnh khắc này. Bạn sẽ thấy đầu óc sáng suốt và đưa ra quyết định đúng đắn hơn.


7.Xem trước (Preview / Trailer)

Xem trước sẽ vô cùng có ích khi bạn đang cố gắng lấy lại động lực hoặc phải phấn đấu không trì hoãn hành động. Khi bạn không có hứng thú xem một bộ phim dài hơn 90 phút mà bạn chẳng biết gì về nó, chắc chắn bạn sẽ bỏ thời gian để xem trước đoạn giới thiệu. Tương tự thử làm một nhiệm vụ trong năm phút sẽ thuyết phục bạn rằng đây là việc đáng để làm.

nghĩ xa để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Xem trước còn có tên khác là quy tắc năm phút đây là một thủ thuật của liệu pháp hành vi nhận thức đã có từ lâu. Đây là cách quy tắc này hoạt động: hãy buộc mình thực hiện một nhiệm vụ trong vòng năm phút bạn biết là có thể dừng lại sau năm phút đó tất nhiên, đa phần trường hợp bạn sẽ không bỏ cuộc mà bạn luôn có động lực để làm tiếp. Chế độ xem trước rất cần thiết vì khi thời điểm bắt đầu nhiệm vụ thường là lúc khó khăn nhất. Nhưng khi chinh phục được giao cảm tâm lý lúc đầu sẽ khiến nguồn năng lượng tuôn chảy, tạo đà giúp bạn dễ dàng tiếp tục và hoàn thành công việc tốt hơn.


Bài tập:

Nếu bạn phải vật lộn hòng tìm kiếm động lực để bắt đầu, hãy dành ra chỉ năm phút làm thử việc đó.



Một số thủ thuật giúp bạn phát triển trí thông minh cảm xúc

Thủ thuật “3 giây” giúp bạn xây dựng và củng cố mối quan hệ của bạn.

Việc đặt câu hỏi đúng sẽ giúp xây dựng khả năng tự nhận thức và kỹ năng tạm dừng tạm thời nhằm đưa ra quyết định khôn ngoan.

Chúng ta thử kết hợp hai phương pháp đặt câu hỏi đúng và tạm dừng này lại rồi cùng xem cách đặt câu hỏi chính xác vào đúng thời điểm giúp chúng ta như thế nào trong việc quản lý phản ứng cảm xúc mang lại hiệu quả ra sao.

3 giây để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Tôi có nhiều năm liền đã khổ sở với tính vội nói vội làm của mình thế rồi tôi bắt đầu áp dụng phương pháp đặt ba câu hỏi để khắc phục điểm yếu này. Tôi học nó từ cuốn sách ứng dụng trí thông minh cảm xúc vào công việc và tôi dành phần lớn thời gian trong mùa dịch vừa rồi để nghiên ngẫm lại nó. Tôi nhận ra rằng chúng ta luôn phải tự hỏi mình ba điều sau:

3 điều quan trọng cần lưu ý trước khi nói

  • Điều 1: Có cần thiết phải nói điều này không?
  • Điều 2: Người nói có nhất thiết phải là tôi không?
  • Điều 3: Tôi có cần phải nói ngay bây giờ không?

Và bây giờ với tôi việc độc thoại nội tâm đã trở thành chiếc phao cứu sinh. Nó đã giúp tôi tránh khỏi những điều đáng tiếc trong nhiều hoàn cảnh cả ở với những người thân và tại công ty. Nó cũng không ngăn cản tôi nói lên nói lên những điều cần thiết. Nhiều lúc đáp án cho cả ba câu hỏi đều là có, kể cả khi tôi nói ra chẳng dễ chịu gì cho cả tôi và đối phương. Mỗi lần như vậy cách thức này đều giúp tôi trình bày tự tin xử lý vấn đề quyết đoán hơn…

Với ba câu hỏi trên liệu có khi nào bạn có khuynh hướng ngược lại. Nếu bạn do dự nói lên ý kiến, điều tệ nhất xảy ra là bạn giữ im lặng. Khi đó, để quản lý phản ứng cảm xúc, bạn có thể tự hỏi rằng: nếu tôi không nói điều này ngay bây giờ thì về sau tôi có hối tiếc hay không? Một khi xây dựng được kỹ năng này bạn có thể tự nghĩ câu hỏi riêng cho mình vẫn với mục tiêu là phải cân bằng cảm xúc.


Bài tập:

Hãy dành thời gian suy nghĩ ấm về cách bạn giao tiếp nếu bạn có thường bột miệng, đồng ý thỏa hiệp quá nhanh hay lỡ nói gì khiến mình hối hận hay không? Hay bạn sẽ giữ im lặng, sau đó ước gì mình đã bày tỏ bản thân nhiều hơn. Lưu ý: không bao giờ đưa ra quyết định lâu dài dựa vào cảm xúc nhất thời.


Kiểm soát tâm trạng để phát huy trí thông minh cảm xúc

Tất cả chúng ta đều có những cảm xúc tiêu cực: nóng giận, thất vọng, sợ hãi, ghen tức, buồn phiền, chán ghét. Chúng chắc chắn sẽ gây ra hậu quả nếu chúng ta cứ bỏ lơ chúng.

kiểm soát tâm trạng để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Khi đó, những cảm xúc này cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cơ thể. Nếu bạn thấy đói, hãy ăn tạm một chút để tâm trạng bình thường trở lại, vì lượng đường huyết xuống thấp sẽ khiến bạn có tâm trạng xấu không thể tưởng tượng được bạn có ngủ đủ giấc không? Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể cản trở nghiêm trọng khả năng kiểm soát phản ứng cảm xúc của bạn. Đồng thời cảm xúc tiêu cực sẽ có lợi nếu bạn biết giải pháp đúng hiệu quả.


Cảm xúc tiêu cực sẽ có lợi nếu bạn biết khai thác hiệu quả.

Dưới đây là hai cách để thực hiện.

Cách 1: Tận dụng cảm xúc tiêu cực làm chất xúc tác để thay đổi

Nhà tâm lý học SUSAN DAVID – Đại học Harvard – Mô tả trong cuốn sách linh hoạt cảm suất rằng những cảm xúc tiêu cực thật sự khiến chúng ta suy nghĩ chậm lại và chú ý nhiều hơn đến các chi tiết tinh tế thay vì kết luận vội vàng. Tâm trạng tiêu cực sẽ khiến bạn suy nghĩ chu đáo và thận trọng hơn giúp bạn nhận định Đúng sai theo một hướng nhìn mới mẻ và rõ ràng hơn, khi quá vui mừng, chúng ta thường bỏ qua những hiểm nguy khôn lường. Nhưng khi có chút sợ hãi chúng ta thường sẽ xoáy sâu vào nó. Những người mang cảm xúc tiêu cực sẽ cẩn trọng hơn và rất khó bị thuyết phục trong khi những người đang cảm thấy vui vẻ lại dễ dàng chấp nhận mọi điều và đặt niềm tin vào những nụ cười giả tạo.

suy nghĩ tích cực nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc
Để tận dụng cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần quyết định mình nên làm gì với chúng?

Cá nhân tôi đã có dịp đi vòng quanh rất nhiều tỉnh thành để gặp khách hàng cho công việc đào tạo và huấn luyện doanh nghiệp. Khi ngồi quan sát khung cảnh ở những vùng đất đi qua tận hưởng những khung cảnh tuyệt đẹp những dịch vụ khách sạn sang trọng tôi cảm thấy có điều gì đó trống rỗng và cảm thấy có lỗi bởi vì lúc này tôi không thể chăm sóc con cái của mình xem học hành như thế nào hoặc không thể giúp vợ mình trông chừng kiểm soát công việc ở nhà hay những việc nặng nhọc để tôi đang rất tự do tự tại. Lúc này tôi có cảm giác như tội lỗi và điều này giúp bản thân tôi nhận ra những ưu tiên và điều chỉnh lại hành động của mình, dấu hiệu cảm thấy có lỗi là khi tôi nghĩ về bọn trẻ và gia đình mình cha mẹ mình. Nó giúp tôi hiểu rằng cuộc sống của mình chỉ rẽ đúng lối khi tôi dành được nhiều thời gian hơn cho người thân. Tội lỗi giống như mũi tên dẫn lối hướng tôi về những người mình yêu quý và cuộc sống tôi hằng mong ước.

Cách 2: Tận dụng cảm xúc tiêu cực để tập trung cao độ.

Để làm được điều này chúng ta cùng nhau tìm ra cách phân loại và biến chuyển cảm xúc của mình thành những hành động tích cực: khi thấy căng thẳng trước lúc bắt đầu một việc gì đó bạn nên phân loại những cảm xúc âu lo vô Nghĩa như tôi chết chắc rồi thầy những điều mong đợi thiết thực hơn nhớ tôi thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng làm việc.

nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc


Nghiên cứu đã chứng minh nhận định này, ví dụ những học sinh đạt điểm cao bài kiểm tra môn toán cho biết họ đã xác định cảm xúc lo lắng là một dấu hiệu mà cơ thể cần đối phó. Hoặc trong một nghiên cứu khác khi các cá nhân phải thực hiện các hành động khác bao gồm hát karaoke và nói trước đám đông mỗi người đều được yêu cầu nổi tôi thấy hào hứng tôi thấy lo lắng hoặc không nói gì trước khi suất hiện. Nhóm hào hứng hát tốt hơn cũng như phát biểu tự tin và thuyết phục hơn những người lo lắng hoặc không nói gì.


Trong những thời điểm khác tình cảnh tạm thời sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực và bạn phải tìm cách bắt được chúng.

Tôi chia sẻ với bạn về một khách hàng của tôi công việc của khách hàng của tôi là nhà vật lý trị liệu anh ấy giúp người khác giải quyết hiệu quả các cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Nhưng có một ngày anh ấy phải đối phó với một điều cực kỳ tồi tệ.

Việc không may xảy ra khi anh cùng đứa con bốn tuổi, chờ xếp hàng để thanh toán phí đậu xe trong một trung tâm thương mại, không may một chiếc xe tông vào anh từ phía sau. Anh đã mất rất nhiều thời gian để gọi cho công ty bảo hiểm trong khi cố gắng cho các con và vợ của anh ngủ yên. Sau khi thu xếp ổn thỏa anh chuẩn bị đi ngủ thì phát hiện hệ thống nước của mình bị hỏng và anh đã phải thức đến 01 giờ rưỡi sáng để sửa và sau 2 tiếng sửa chữa anh mới được đặt lưng xuống giường với cảm giác bực dọc chưa từng thấy. Anh tâm sự “đôi khi tôi có một ngày tồi tệ nhưng vẫn phải cố bình thản như mọi thứ nhưng riêng lần này thì không thể”.

Tuy vậy dù có than thân trách phận hay tự chỉ trích bản thân thì cũng chẳng làm mọi thứ khá lên được vậy nên thay vì chút thêm phiền muộn và tự trách móc vì những lúc bực dọc không đáng thì chúng ta nên hít một hơi thật sâu, bằng lòng với những cảm xúc đó và tự nhủ rằng chúng chỉ là tạm thời giống như mọi điều khác trên đời và tôi sẽ vượt qua được.

Có những ngày rất khó khăn. Nhưng đấy là những thử sự thật mà tất cả chúng ta cần phải đối mặt. Thay vì đối đầu với điều đó hãy tự trách bản thân, hãy thừa nhận rằng chúng ta là một con người có đủ mọi cảm xúc. Không có cảm xúc nào kéo dài mãi mãi. Chúng ta không hề khác thường, bình cùng hay thiếu sót khi có cảm xúc. Đã là người thì phải có cảm xúc như vậy. Biết chấp nhận và đối mặt với cảm xúc đã giúp chúng ta chuyển từ người đa cảm thành người có trí tuệ cảm xúc.


Bài tập:

Nếu thấy bản thân đang chống chọi với cảm xúc tiêu cực hãy tự hỏi rằng cảm xúc này đang muốn nói với mình điều gì? Mình có thể tận dụng nó để thay đổi không? Hay mình có thể tìm ra cách vượt qua nó, nhủ rằng mọi thứ ngày mai sẽ tốt hơn.


6 phương pháp giúp bạn phát triển trí thông minh cảm xúc.

  • Xem phim để tạo cảm xúc và hứng khởi:

Nếu đam mê phim ảnh, bạn sẽ nhận ra phản ứng cảm xúc với một bộ phim hay có thể chuyển cảm hứng cho mình, từ việc đồng cảm với nhân vật có số phận bi thương đến cảm giác lạc quan, tích cực vì câu chuyện đã truyền động lực cho mình. Trước khi xem phim bạn hãy dành ít phút để cân nhắc cảm xúc của mình qua từng phân cảnh. Với mỗi bộ phim bạn hãy tự hỏi: bộ phim đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào và vì sao? Điều đó sẽ giúp bạn hiểu được phản ứng cảm xúc của mình tốt hơn.

  • Nghe nhạc là một cách giúp cảm xúc thăng hoa:

Âm nhạc có tác động khổng lồ đến cảm xúc của mọi người. Khi nghe nhạc, bạn hãy chú ý đến cảm xúc mà mỗi bài hát truyền tải và cố gắng xác định vì sao chúng lại ảnh hưởng đến bạn.

  • Đọc sách cũng là một lựa chọn:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc tiểu thuyết tác động đặc biệt đến khả năng tư duy. Khi nhập tâm vào câu chuyện, bạn sẽ biết đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và động lực của họ. Điều này sẽ giúp bạn phát triển được khả năng đồng cảm để sử dụng trong cuộc sống cũng như lãnh đạo doanh nghiệp của mình.

  • Tập luyện thể thao:

Từ góc nhìn của hoạt động thể chất, dễ dàng nhận thấy rằng trí thông minh cảm xúc cao có mối tương quan với phản ứng sinh lý tích cực trước áp lực, ứng dụng tâm lý học phù hợp và thái độ vui vẻ với những hoạt động thể chất.

Mỗi cá nhân phải khổ luyện và chịu áp lực thi đấu đều có khả năng thấu hiểu và điều tiết cảm xúc của mình cũng như của người khác.

  • Viết để cảm xúc thăng hoa:

Việc viết về các sự kiện đau buồn hay căng thẳng cũng giống một dạng giải tỏa tâm trạng, giúp ích rất nhiều cho tình trạng cảm xúc của mỗi người.

  • Du lịch sẽ là liều thuốc cho cảm xúc:

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đi du lịch nhiều sẽ giúp tăng khả năng ổn định cảm xúc. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình và chịu khó suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau.



Tổng kết bài viết trí thông minh cảm xúc

Trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về các bài luyện tập có thể ứng dụng để tăng cường các khả năng cảm xúc. Như rất nhiều vận động viên phải châu rồi những kỹ thuật riêng biệt cho màn biểu diễn tốt nhất, bạn cũng phải rèn luyện khả năng cảm xúc của mình bằng cách nhận biết nguồn sức mạnh cảm xúc và học cách điều khiển chúng theo hướng tích cực. Nếu như nắm bắt những kĩ thuật rèn luyện thể chất mất nhiều thời gian vậy bạn cũng cần thời gian, rất nhiều thời gian, và bạn cần kiên nhẫn để châu rồi các kỹ năng cảm xúc và tinh thần.

nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Lời khuyên của chúng tôi là:

Hãy bắt đầu bằng việc tập trung rèn luyện từng phương pháp một. Hãy sắp xếp thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi. Bạn cần tìm ra những cơ hội để áp dụng chúng vào công việc hằng ngày của bạn. Tiếp theo hãy luyện tập thường xuyên giống như vận động viên cho đến khi bạn thuộc nằm lòng những thói quen đó và xem chúng là bản năng thứ hai của bạn.

Khi tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm bạn có thể kết hợp những kỹ thuật và phương pháp lại với nhau nhằm tạo ra kỳ tích trí thông minh cảm xúc và biến nguồn cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích.

Chúc các bạn thành công:

Nhà huấn luyện doanh nghiệp

BusinessCOACH Thomas Trịnh Toàn – Biên soạn